Tăng huyết áp ở người tiểu đường và cách kiểm soát hiệu quả

Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy hầu hết số người tiểu đường cuối cùng sẽ phát triển tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác. Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng hoặc làm chúng trở nên tồi tệ hơn, gây giảm nhanh tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy, hiểu được mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường cũng như cách phòng ngừa, điều trị là chiến lược then chốt để giảm rủi ro biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người tiểu đường bị tăng huyết áp.

Nhiều người tiểu đường bị tăng huyết áp.

Tại sao tiểu đường làm tăng huyết áp?

Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp ở người tiểu đường là do đường huyết cao làm giảm khả năng giãn mạch máu; ảnh hưởng đến thận gây tăng khối lượng dịch trong cơ thể; đồng thời thay đổi cách mà cơ thể sử dụng lnsulin.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ chung, như béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo và muối; chứng viêm mạn tính và lười vận động cũng khiến hai căn bệnh này cùng tồn tại.

Tăng huyết áp kèm tiểu đường sẽ gây rủi ro gì?

Sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đau tim và đột quỵ, cuối cùng là tử vong. Mắc đồng thời cả hai bệnh cũng làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh thận và các vấn đề về mạch máu, võng mạc.

Nhiều bằng chứng còn cho thấy, huyết áp cao mãn tính có thể làm tăng tốc độ xuất hiện các vấn đề về trí nhớ ở người cao tuổi, chẳng hạn như Alzheimer và chứng mất trí. Nguyên nhân là do các mạch máu trong não dễ bị tổn thương bởi huyết áp cao cộng với xơ vữa động mạch não do tiểu đường gây cản trở dòng máu đến cơ quan này.

Đặc biệt với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao sẽ khiến họ dễ bị tiền sản giật rất nguy hiểm.

Người tiểu đường kèm tăng huyết áp có rất nhiều rủi ro về sức khỏe. Do đó, trong hướng dẫn điều trị đái tháo đường mới nhất, kiểm soát huyết áp dưới 140/90 mmHg là mục tiêu mà mọi người tiểu đường cần hướng tới.

Người tiểu đường cần giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg

Người tiểu đường cần giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg

Cách kiểm soát huyết áp cho người tiểu đường

Kiểm soát huyết áp giúp giảm đáng kể nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong cho người tiểu đường. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm được điều này.

Tập thể dục thường xuyên

Những người bị tăng huyết áp và tiểu đường nên cố gắng hoạt động ít nhất 5 ngày một tuần trong tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Vận động thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp, tăng sức mạnh cơ tim, giảm xơ cứng động mạch và giảm kháng lnsulin trong tiểu đường tuýp 2.

Bạn có thể thực hiện bất cứ bài tập nào yêu thích như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày, nhưng phải theo dõi đường huyết cẩn thận. Nếu thấy có hiện tượng hạ đường huyết (mờ mắt, chân tay run, đổ mồ hôi lạnh, đói cồn cào) cần dừng lại và ăn chút thức ăn nhẹ như 2-3 chiếc kẹo, bánh quy...

Giữ cân nặng khỏe mạnh

Với những người thừa cân, chỉ những thay đổi nhỏ trong cân nặng cũng tạo ra sự khác biệt về huyết áp. Bạn hãy thử tính chỉ số BMI của mình (= cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m)). Nếu BMI từ 23 trở lên, bạn nên giảm 10% cân nặng của mình.

Giảm cân giúp giảm huyết áp cho người tiểu đường.

Giảm cân giúp giảm huyết áp cho người tiểu đường.

Không hút thuốc lá

Nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp và nhịp tim, đồng thời tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Những người tiểu đường hút thuốc cũng dễ bị biến chứng trên mắt, loét bàn chân, suy thận hơn bình thường. Vì vậy, nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ thói quen này.

Hạn chế rượu bia

Người mắc tiểu đường và tăng huyết áp không nên uống quá nhiều rượu, bia… Những chất kích thích này không tốt cho huyết áp của bạn. Giới hạn tối đa là 3 ly/ngày; 7 ly/tuần với phụ nữ và 4 ly/ngày, 14 ly/tuần với đàn ông.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà còn ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Để duy trì đường huyết và huyết áp khỏe mạnh, bạn nên:

- Cắt giảm lượng tinh bột còn ¼ khối lượng bữa ăn.

- Tăng cường hoa quả tươi và rau xanh lá.

- Sử dụng nguồn đạm nạc từ thịt gà bỏ da, cá, thịt heo nạc,…

- Hạn chế chất béo, đặc biệt là nguồn cholesterol xấu có trong các loại thịt màu đỏ, nội tạng, mỡ và da động vật, sữa nguyên béo.

- Tránh chiên xào mà nên nấu chín thức ăn bằng cách luộc, hấp, nướng.

- Giảm tối đa lượng muối khi chế biến món ăn và trong khi ăn để duy trì huyết áp.

Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp không nên ăn nhiều muối

Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp không nên ăn nhiều muối

Dùng thuốc huyết áp

Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ nếu huyết áp luôn trên mức 140/90 mmHg. Các nhóm thuốc huyết áp cao có thể dùng là thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi hoặc lợi tiểu. Tùy theo tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn loại khác nhau.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc huyết áp cho người tiểu đường khi chỉ số > 140/90 mmHg

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc huyết áp cho người tiểu đường khi chỉ số > 140/90 mmHg

Giải pháp phòng ngừa biến chứng cho người tiểu đường cao huyết áp

Người bị tiểu đường và tăng huyết áp có nguy cơ bị biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch cao hơn. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp kiểm soát huyết áp, sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng cũng được nhiều người bệnh lựa chọn.

Trong số các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường, tpbvsk Hộ Tạng Đường là sản phẩm dành riêng cho biến chứng. Nghiên cứu tại TT Oxy cao áp TP HCM cho thấy, kết hợp Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị giúp người bệnh giảm đường huyết, huyết áp, mỡ máu, cải thiện biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim, thần kinh, mắt, thận tốt hơn.

Chia sẻ về hiệu quả của Hộ Tạng Đường, bà Vũ Thị Thanh Luyên (68, ngõ 1/16, Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, Hải Phòng) cho biết: “Từ ngày dùng thêm sản phẩm này, tôi thấy sức khỏe được cải thiện hẳn, người đỡ mỏi mệt, nhất là biểu hiện của biến chứng như đau hai ngón chân cái, ngứa bàn chân… giảm hẳn”.

Chia sẻ của bà Vũ Thị Thanh Luyên (Hải Phòng)

Hành động ngay hôm nay là cách duy nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do tăng huyết áp và tiểu đường. Hãy sử dụng thuốc theo kê đơn đều đặn và điều chỉnh lối sống, đừng để bản thân phải hối tiếc vì đã không điều trị sớm hơn bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317220.php

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/hypertension#prevention

https://www.webmd.com/diabetes/high-blood-pressure

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.