Rối loạn đường huyết là gì và khắc phục thế nào?

Rối loạn đường huyết là tình trạng đường trong máu tăng cao, nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này còn được gọi là tiền tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose. Rối loạn đường huyết nếu không được chữa trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Đôi nét về đường huyết và chu trình chuyển hóa đường

Đường trong thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa theo chu trình như sau: Thực phẩm khi vào đường tiêu hóa sẽ được phân cắt thành loại đường đơn giản nhất là glucose. Glucose sau đó sẽ được hấp thu qua thành ruột vào máu và đường huyết bắt đầu tăng. Khi đó cơ thể sẽ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin - một hormon chuyển hóa đường. Hormon này hoạt động bằng cách mở cách kênh để đưa đường từ máu vào trong tế bào. Khi đó tế bào sẽ sử dụng glucose làm năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. Sau đó, một phần glucose được dự trữ tại gan dưới dạng glycogen.

Ở người bình thường, nồng độ đường trong máu (đường huyết) lúc đói luôn duy trì từ 4 - 5.5 mmol/l. Để duy trì sức khỏe, đường huyết không nên quá cao hoặc xuống quá thấp.

Chu trình chuyển hóa đường  trong cơ thể

Chu trình chuyển hóa đường  trong cơ thể

Rối loạn đường huyết xảy ra khi nào?

Khi có sự bất thường tại bất kỳ một giai đoạn nào của chu trình chuyển hóa đường, rối loạn đường huyết sẽ xảy ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn đường huyết hay tiền tiểu đường được chẩn đoán khi có một trong ba tiêu chuẩn sau:

- Đường huyết khi đói (nhịn đói ít nhất 8h): 5.6 - 6.9mmol/l (101 - 125mg/dl)

- Đường huyết sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75g glucose pha trong 250 - 300ml nước): 7.8 - 11.1mmol/l (140 - 200mg/dl)

- HbA1c (giá trị đường huyết trung bình trong 3 tháng): 5.7 - 6.4%

Cứ 4 người bị rối loạn đường huyết, thì sẽ có từ 1 - 3 người tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm. Nhưng nếu đưa đường huyết về giá trị ổn định lâu dài, bạn sẽ có 70% nguy cơ không tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Sử dụng sớm TPCN Hộ Tạng Đườnggiúp ổn định đường huyết tự nhiên và phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường trong tương lai. Hãy liên hệ số 0936.057.996 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm này.

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết

Các nhà khoa học cho biết, “thủ phạm” gây rối loạn đường huyết chính là tình trạng kháng insulin của các tế bào trong cơ thể. Insulin tuy vẫn được tuyến tụy sản xuất, nhưng các tế bào lại không thể dùng insulin này để đưa đường từ máu vào trong tế bào, từ đó gây tăng đường huyết. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này như:

- Thừa cân hoặc béo phì

- Gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường

- Ít hoạt động thể chất

- Mắc các bệnh tim mạch: cao huyết áp, mỡ máu cao

- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

- Tiểu đường thai kỳ

- Sinh con có cân nặng trên 4.5kg

Các triệu chứng rối loạn đường huyết

Cứ 10 người bị rối loạn đường huyết thì có đến 9 người  không xuất hiện triệu chứng. Số còn lại, có thể có những dấu hiệu như:

- Da sẫm màu ở vùng có nếp gấp, chẳng hạn như sau cổ, dưới cánh tay, trong nếp gấp cổ tay…

- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân

- Chậm liền các vết loét

- Khát thường xuyên, đi tiểu nhiều

- Mắt nhìn mờ

- Thường xuyên mệt mỏi

Ở những đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ bị tiền tiểu đường, ít nhất 6 tháng nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết để tầm soát sớm nguy cơ.

Xem thêmBệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường tốt nhất Việt Nam

Phương pháp điều trị rối loạn đường huyết, tránh tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2

Các phương pháp khắc phục rối loạn đường huyết ban đầu thường là thay đổi lối sống bao gồm ăn uống và tập thể dục hợp lý, sau đó là dùng thuốc đối với những trường hợp khó kiểm soát đường huyết.

Thay đổi lối sống

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm cân, tăng cường hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạ được đường huyết.

- Kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn: nguyên tắc chung trong chế độ ăn khi bị rối loạn đường huyết vẫn là tăng cường lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, giàu chất xơ như: các loại củ quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt... Trong ăn uống thì nên hạn chế tối đa các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường (bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga…). Kiểm soát lượng tinh bột ăn trong mỗi bữa. Kiêng các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo xấu

Chế độ ăn khoa học giúp khắc phục tình trạng rối loạn đường huyết

Chế độ ăn khoa học giúp khắc phục tình trạng rối loạn đường huyết

- Giảm cân nếu thừa cân: Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì sẽ giúp giảm đường huyết.

- Tăng cường hoạt động thể chất: Bạn nên dành tối đa 30 phút mỗi ngày để đi xe đạp, bơi lội, chạy bộ… đã được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh tim mạch và tiểu đường. Về lâu dài, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng thời gian và cường độ tập luyện.

- Tránh căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống: bằng cách tập thiền, yoga, hoặc nghe nhạc vào mỗi tối trước khi đi ngủ

- Không dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá

- Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu cao

Trong trường hợp những phương pháp trên không có hiệu quả, thì người bệnh sẽ được cân nhắc sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Điều trị rối loạn đường huyết bằng thuốc

Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, một số thuốc lâu đời nhất để trị bệnh tiểu đường đã được chỉ định làm thuốc điều trị rối loạn đường huyết bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ hạ đường huyết và tăng cân. Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định khi người bệnh bị rối loạn đường huyết đã trên 60 tuổi, bị béo phì, và đã từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ.

Thảo dược giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Khoa học hiện đại có rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ chứng minh, thảo dược truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.

Trong số rất nhiều thảo dược có tác dụng hạ đường huyết, không thể không kể đến 4 vị dược liệu quý gồm: Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử và Hoài sơn. Nhờ cơ chế tăng cường sản xuất và tăng hiệu lực của insulin, 4 thảo dược trên giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, từ đó phòng ngừa nguy cơ rối loạn đường huyết tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nhờ sử dụng các thảo dược này, cô Hợi (75 tuổi, Bình Phước) đã giảm được đường huyết từ 400 xuống còn hơn 100 mg/dl (tương đương 5-6 chấm). Đặc biệt, cô còn giảm được liều thuốc tây điều trị. Bạn có thể xem câu chuyện của cô trong video sau đây:

Bí quyết ổn định đường huyết, giảm liều thuốc tây với thảo dược

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần thiết cho bạn để điều trị rối loạn đường huyết, ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều chỉnh lại những rối loạn trong chuyển hóa đường không hề khó, nhưng cần nhất là sự kiên trì trong việc thực hiện lối sống khoa học của bạn.

hotline

Tài liệu tham khảo: Healthline.com, Patient.info

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.