Tháng 8/2014, các nhà khoa học New Zealand đã công bố phát hiện mới về căn nguyên gây bệnh tiểu đường, mở ra hy vọng chữa trị dứt điểm đái tháo đường trong tương lai.
Theo các chuyên gia, trên thế giới ước tính có khoảng 350 triệu người bị tiểu đường, dự tính tăng lên 592 triệu người trong vòng 20 năm tới, điều này là gánh nặng cho hệ thống y tế toàn cầu.
Bệnh tiểu đường là do tình trạng thiếu hụt hoặc đề kháng Insulin, một loại hormone được tiết ra do tế bào beta của tuyến tụy. Insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu. Khi cơ thể thiếu Insulin hoặc Insulin hoạt động không hiệu quả, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và có thể gây tổn thương cho mạch máu, tim, mắt, thận và các dây thần kinh.
Ngoài insulin, các tế bào trong tuyến tụy còn sản xuất ra một loại hormone gọi là Amylin. Loại hormone này vốn được biết đến là trợ thủ của Insulin, phối hợp với Insulin để cùng điều tiết lượng đường trong máu. Amylin giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường glucose từ ruột và giảm sản xuất glucose ở gan, từ đó giúp làm hạ đường huyết.
Xem thêm: Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới được công bố vào tháng 8/2014 của các nhà khoa học New Zealand, hormone Amylin lại được phát hiện chính là thủ phạm đứng đằng sau căn bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu phát hiện nguyên nhân thực sự của bệnh tiểu đường
Nghiên cứu đã được tiến hành trong vòng 20 năm, bởi trường 2 trường đại học Auckland và Manchester, New Zealand. Kết quả cho thấy, không phải mọi hormone Amylin được tiết ra đều thực hiện đúng vai trò của mình. Một số Amylin có thể lắng đọng xung quanh các tế bào, tạo thành những khối độc hại giết chết các tế bào, điều này khiến chúng không còn khả năng sản xuất Insulin cũng như Amylin. Cả hai loại tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 đều được cho rằng khởi phát từ sự hình thành các khối độc hại của hormone Amylin.
Từ phát hiện này, các nhà khoa học cho rằng, nếu điều trị hướng vào mục tiêu là các khối Amylin độc hại, có thể giúp chặn được sự phá hủy của các tế bào tuyến tụy và ngăn ngừa sự khởi đầu của bệnh tiểu đường, mở ra nhiều triển vọng chữa trị dứt điểm bệnh trong tương lai. Các loại thuốc đi theo hướng này có thể sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng trong vòng 2 năm tới. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo về thời gian để áp dụng được trong thực tế có thể đòi hỏi phải mất nhiều thời gian hơn, có thể phải lên đến 10 năm, bởi thử nghiệm lâm sàng là một quá trình lâu dài. Đó là những dự tính trong tương lai, còn trước mắt người bệnh tiểu đường hãy kiểm soát tốt bệnh bằng việc giữ một lối sống lành mạnh.