Những yếu tố ảnh hưởng tới đường huyết và cách kiểm soát

Kiểm soát đường huyết (đường máu) chưa bao giờ là một việc dễ dàng đối với người bệnh tiểu đường. Bởi hàm lượng đường trong máu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, biết cách kiểm soát tốt các yếu tố này, bạn sẽ giữ đường huyết trong mức an toàn.

Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết và những giải pháp kiểm soát tình trạng này.

Thực phẩm Ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết

Ăn uống khoa học là nền tảng của cuộc sống khỏe mạnh, đặc biệt là với người bệnh tiểu đường. Thực phẩm bạn ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đường máu. Vì vậy, bạn cần chọn lựa kỹ càng loại thực phẩm, liều lượng và kết hợp chúng với nhau hợp lý.

Giải pháp

- Học các đếm carbohydrate (chất bột, đường): Các thực phẩm chứa carbohydrate có tác động lớn tới đường huyết. Vì vậy, biết được số lượng carbohydrate cụ thể trong thực phẩm có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả.

- Ăn cân bằng thực phẩm: Cần kết hợp các loại thực phẩm chứa tinh bột, trái cây, rau củ, protein và chất béo một cách hợp lý. Cụ thể, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

- Phối hợp thực phẩm và thuốc: Lượng thức ăn quá ít so với thuốc tiểu đường (đặc biệt là insulin) có thể dẫn đến hạ đường huyết. Ngược lại, lượng thức ăn quá lớn lại có thể đẩy đường huyết lên quá cao. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết

Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết

Tập thể dục Liệu pháp dài hạn giúp kiểm soát đường huyết

Hoạt động thể chất là một phần quan trọng đối với việc quản lý bệnh tiểu đường. Khi tập thể dục, các tế bào cơ bắp sử dụng đường (glucose) để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Những yếu tố này giúp giảm đường huyết, càng luyện tập chăm chỉ thì tác dụng càng kéo dài. Ngay cả những hoạt động nhẹ nhàng (làm việc nhà, làm vườn hoặc đi lại nhiều) cũng có thể cải thiện đáng kể mức độ đường trong máu.

Giải pháp

- Thời gian tập luyện: Nhìn chung, hầu hết người lớn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những người đã lâu không tập thể dục nên kiểm tra sức khỏe tổng thể để có kế hoạt tập luyện phù hợp.

- Kiểm tra đường huyết: Cần kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục, đặc biệt là nếu bạn dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết như run rẩy, yếu ớt, mệt mỏi, choáng váng, khó chịu, lo lắng… Nếu bạn sử dụng insulin và đường huyết dưới 100mg/dL thì nên ăn nhẹ trước khi tập thể dục để phòng ngừa hạ đường huyết.

- Uống đủ nước: Uống nước hoặc chất lỏng khác trong khi tập thể dục vì tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Ăn nhẹ trước khi tập: Giúp phòng tình huống đường huyết giảm xuống quá thấp.

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, phòng biến chứng tiểu đường, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Thuốc Chiếc “kiềng” thứ 3 trong việc quản lý bệnh tiểu đường

Insulin và các thuốc điều trị tiểu đường được sử dụng khi mà chế độ ăn uống, tập thể dục không đủ để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này phụ thuộc vào thời gian và liều dùng.

Giải pháp

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về: thời gian, liều dùng, cách dùng, đường dùng…

- Tham vấn bác sỹ: Nếu thuốc đái tháo đường khiến đường huyết giảm quá thấp hoặc vẫn ở mức quá cao, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ về việc thay đổi liều lượng.

- Thận trọng với các loại thuốc mới: vì chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu.

Kiểm soát đường huyết khi người bệnh tiểu đường bị ốm

hi bị ốm, cơ thể sản xuất các hormone để chống lại bệnh tật, các hormone này lại làm tăng đường huyết. Sự thay đổi trong ăn uống và tập luyện khi bị ốm cũng có thể làm phức tạp thêm bệnh tiểu đường.

Đường huyết rất khó kiểm soát trong những ngày ốm bệnh

Đường huyết rất khó kiểm soát trong những ngày ốm bệnh

Giải pháp

Người bệnh tiểu đường phải nắm được những mục tiêu cần phải làm khi ốm bệnh để kiểm soát tốt đường huyết. Thông tin trong bài: Đái tháo đường và những ngày ốm bệnh đã thống kê khá đầy đủ, bạn có thể tìm hiểu thêm.

Kinh nguyệt và mãn kinh: Yếu tố khiến đường huyết khó kiểm soát ở phụ nữ

Sự thay đổi nồng độ hormone ở tuần trước và trong kỳ “đèn đỏ” có thể dẫn đến những biến động đáng kể về nồng độ đường huyết. Và tình trạng này cũng diễn ra trong một vài năm trước và trong thời kỳ mãn kinh.

Giải pháp

- Theo dõi đường huyết: Khi gần đến kỳ kinh nguyệt, hoặc trong độ tuổi tiền mãn kinh, bạn nên tăng số lần kiểm tra đường huyết trong ngày.

- Điều chỉnh bữa ăn, hoạt động thể chất hoặc thuốc sao cho phù hợp với sự biến đổi đường huyết liên quan đến kinh nguyệt và mãn kinh.

- Tránh sử dụng thuốc tránh thai đường uống vì có thể làm tăng đường huyết. Thay vào đó bạn có thể áp dụng các biện pháp tránh thai khác như: bao cao su, đặt vòng…

Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm soát đường huyết

Stress

Các hormone cơ thể sản xuất để đáp ứng với tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm tăng đường máu. Ngoài ra, việc quản lý bệnh tiểu đường có thể không đạt hiệu quả nếu bạn phải chịu thêm nhiều áp lực từ bên ngoài.

Giải pháp

- Theo dõi đường huyết mỗi khi căng thẳng: điều này có thể giúp “dự đoán” chỉ số đường huyết ở những lần căng thẳng sau.

- Kiểm soát căng thẳng: Nếu bạn đã biết stress ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, hãy cố gắng kiểm soát nó. Các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm stress và giảm lượng đường trong máu.

Rượu

Một chút ít rượu vang đỏ có thể khiến thư thái tinh thần, thúc đẩy tốt việc kiểm soát đường huyết. Nhưng, uống quá nhiều rượu hoặc thường xuyên có thể gây hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Giải pháp

- Chỉ uống rượu khi được sự đồng ý của bác sỹ: Rượu có thể làm nặng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm tổn thương thần kinh và các bệnh về mắt. Do đó, bạn chỉ nên uống rượu với lượng vừa phải.

- Không uống rượu khi đói: Nếu bạn dùng insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, hãy ăn trước khi uống rượu hoặc uống rượu trong bữa ăn để phòng ngừa hạ đường huyết.

- Lựa chọn đồ uống có cồn cẩn thận: Bia nhẹ và các loại rượu vang khô có ít carbohydrate và năng lượng hơn các loại đồ uống có cồn khác.

- Kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ: Bởi vì rượu có thể làm giảm đường máu rất lâu sau khi uống rượu, bạn nên kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ. Nếu đường huyết không ở giữa 100mg/dL - 140mg/dL, bạn nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ để phòng ngừa hạ đường huyết.

Càng nắm rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, bạn càng có thể dự đoán được sự biến động của chỉ số này và có kế hoạch phù hợp. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc quản lý đường huyết cũng như bệnh tiểu đường, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của bác sỹ.

Xem chia sẻ bệnh nhân chữa tiểu đường hiệu quả

Tham khảo: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963?pg=2