Những tác nhân gây bệnh đái tháo đường ít được biết đến

Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều tác nhân làm gia tăng đề kháng Insluin, phá hủy tuyến tụy, tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.

Ngoài những tác nhân như lối sống, chế độ sinh hoạt và ăn uống, vẫn tồn tại một số tác nhân tiềm ẩn làm gia tăng bệnh đái tháo đường ít được biết đến, điển hình như 9 tác nhân sau đây:

Nến thơm 

Ngày nay, nến thơm được ưa dùng vì nó mang lại mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên ít ai biết rằng nến thơm là một trong những tác nhân có nguy cơ cao nhất gây bệnh đái tháo đường. Bởi vì trong nó có chứa một loại hóa chất làm mềm có tên “phthelates” được xem là thủ phạm gây gián đoạn hormon cơ thể, được ví như “obesgens” (một loại hóa chất có chứa trong thực phẩm và đồ uống đóng chai gây rối loạn chuyển hóa chất béo, thủ phạm gây tăng cân, béo phì).

Theo một nghiên cứu công bố tháng 4/2012, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy nếu trong cơ thể có hàm lượng phthelates cao thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh về hormon cao gấp 2 lần so với những nhóm người bình thường. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng loại nến này và thay bằng nến sáp ong hoặc các loại nến thân thiện môi trường.

Sản phẩm vệ sinh, làm đẹp cá nhân

Các sản phẩm vệ sinh, làm đẹp cá nhân rất đa dạng như thuốc xịt khử mùi, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, chất tăng ẩm… đều là những sản phẩm có chứa phthelates giống như nến thơm.

Cần hạn chế dùng các sản phẩm này. Nếu nhãn mác ghi chữ parfum hay fragrance (có mùi thơm ngát) thì càng nên hạn chế dùng, vì có liên quan đến phthelates. Thay vào đó là dùng các sản phẩm hữu cơ thân thiện có nguồn gốc thực vật.

Chứng mất ngủ

Mất ngủ là dấu hiệu cho biết cơ thể đang bị mất đi những cơ chế điều tiết hormon một cách tự nhiên. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine, những ai ngủ dưới 6 tiếng/đêm thì rủi ro kháng Insulin cao gấp 4,5 lần so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Để phòng chống chứng mất ngủ, vào ban ngày nhất là khi mặt trời mọc, nên hạn chế dùng ánh sáng nhân tạo để giúp cho đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động tốt. Tránh xa màn hình máy tính ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để giấc ngủ đến sớm và chất lượng.

Mất ngủ gây ra tình trạng kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường

Mất ngủ gây ra tình trạng kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường

Thói quen dùng đồ nhựa

Rất nhiều vật dụng nhựa như chai đựng nước uống, hộp đựng thức ăn (nhất là thức ăn nóng)... đều là những đồ dùng có chứa Bisphenol A (BPA), một thủ phạm làm gia tăng các tế bào mỡ của cơ thể, làm gián đoạn chức năng tuyến tụy và dẫn đến kháng Insulin.

Thay đồ nhựa bằng đồ thủy tinh hay thép trắng, các loại vật dụng không có chứa BPA, nhất là vật dụng dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Dùng gỗ sưởi ấm trong nhà

Cuối năm 2012, các chuyên gia ĐH Y khoa Harvard Mỹ (HSPH) đã kết thúc nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy những gia đình dùng lò sưởi đốt gỗ, đốt than hoặc dùng cho mục đích nấu ăn hằng ngày lâu dài có mức độ ô nhiễm không khí rất cao, trong đó có những loại khí nguy hiểm gây bệnh tim, phổi và đái tháo đường.

Hạn chế hoặc từ bỏ thói quen đốt than, gỗ sưởi ấm và dùng cho mục đích nấu nướng, nhất là ở không gian kín. Nên thay bằng phương pháp an toàn hơn, hoặc dùng các lò đốt thế hệ mới với mức phát tán khí thải thấp.

Hút thuốc lá

Kể cả đàn ông lẫn phụ nữ, hút thuốc lá được xem là thủ phạm chính gây ra rất nhiều bệnh nan y, thậm chí còn gây cả bệnh cho những người xung quanh mà y học gọi là hút thuốc lá thụ động. Các chuyên gia Viện Y học môi trường Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu về thuốc lá ở nhóm phụ nữ mang thai và phát hiện thấy, nếu khi mang thai hút thuốc lá thì đứa trẻ tương lai dễ mắc chứng béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành.

Hút thuốc lá có thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Hút thuốc lá có thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

Những loại hóa chất như thuốc diệt sâu bọ, côn trùng, thuốc trừ sâu và nhiều loại hóa chất khác gần đây được nông dân đưa vào sử dụng, thậm chí có cả hóa chất có tên là neonicotinoids đã làm cho ong chết hàng loạt, mà người ta tình nghi là thủ phạm làm triệt tiêu chức năng tuyến tụy dẫn đến gia tăng bệnh đái tháo đường. Ngoài neonicotinoids, hóa chất carbamate cũng là thủ phạm làm tăng bệnh đái tháo đường rất cao, trong khi đó người ta đã tìm thấy các chất cặn hóa chất này trong thực phẩm, nhất là dâu tây.

Nên dùng các loại thuốc trừ sâu thân thiện, đặc biệt là nhóm thuốc hữu cơ để có lợi cho con người và môi trường, vì nó không chứa hóa chất tổng hợp gây hại cho sức khỏe.

Thuốc diệt cỏ atrazine

Atrazine là thuốc diệt cỏ được nông dân Mỹ rất ưa chuộng nhưng nó lại là thủ phạm quan trọng gây bệnh đái tháo đường. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy atrazine chính là thủ phạm làm biến đổi những con đực lưỡng cư thành con cái thông qua cơ chế gián đoạn hormon, vì vậy ở Mỹ, những người phơi nhiễm atrazine thường tăng cân, béo phì và mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn so với nhóm người không tiếp xúc loại hóa chất này.

Nên dùng thực phẩm hữu cơ, tránh xa thực phẩm bị phơi nhiễm atrazine, kể cả nguồn nước.

Thực phẩm nhiễm độc

Một trong số những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tiềm ẩn khác là thói quen ăn uống và do chất lượng thực phẩm gây ra. Với hàng trăm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy thực phẩm nhiễm độc, biến chất, thiu thối... là nguyên nhân gia tăng rất nhiều bệnh ở con người trong đó có căn bệnh kháng Insulin và hội chứng chuyển hóa. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng có tên organochlorine, dạng như DDT và PCB hoặc các loại hóa chất dùng trong ngành điện tử, là thủ phạm làm tăng bệnh đái tháo đường nhưng lại khó nhận biết.

Do hóa chất độc tích tụ trong thịt động vật nên mọi người cần có kiến thức khi mua và sử dụng nhóm thực phẩm này. Hạn chế ăn mỡ động vật vì đây là bộ phận tích tụ nhiều chất độc nhất, nên chuyển sang dùng các loại thực phẩm khác có gốc thực vật, nên ăn nhiều cá, tăng cường rau xanh, trái cây hoặc ứng dụng thực đơn giống như nhóm người ăn chay nhưng phải đảm bảo đủ calo, dưỡng chất.

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả