Người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật, viêm túi mật do tình trạng thừa cân, béo phì.
Một nghiên cứu tại Trung tâm Y tế - BV Nội tiết Đại học Case ở Clevelan của Mỹ kết luận rằng: “Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật và viêm túi mật”. Tuy nhiên, cơ chế liên quan vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị sỏi mật
Nguyên nhân có thể do những người bị bệnh bệnh tiểu đường đa phần rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, không kiểm soát được trọng lượng bản thân dẫn tới lượng chất béo Triglycerides tăng cao – đây được xem là “Chất cơ hội” dẫn tới hình thành sỏi mật.
Một giả thiết khác cho rằng, tiểu đường gây hủy hoại các dây thần kinh tự chủ, làm hư hỏng các dây thần kinh điều khiển vận động của ruột và túi mật, khiến dịch mật bị ứ trệ, các thành phần trong dịch mật lắng đọng và hình thành sỏi.
Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên chuột có đề kháng Insulin cho thấy FOXO1 (một loại protein liên quan trực tiếp tới bệnh tiểu đường) làm tăng lượng cholesterol vận chuyển vào mật gây nên sự dư thừa và lắng đọng lượng cholesterol có trong dịch mật dẫn đến hình thành sỏi.
Một nghiên cứu đã được tiến hành trên cả nam giới và nữ giới nhằm so sánh tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật trên 2 nhóm – một nhóm bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được bệnh và một nhóm bệnh nhân đã kiểm soát được bệnh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật ở nhóm bệnh nhân kiểm soát được bệnh thấp hơn tỷ lệ của nhóm không kiểm soát được bệnh là 13,6%. Riêng với giới nữ, cho thấy sự khác biệt đáng kể - nguy cơ mắc sỏi mật ở nhóm không kiểm soát được tiểu đường là 44,1%, so với nhóm kiểm soát được tiểu đường là 23,1%.
Các yếu tố nguy cơ từ bệnh tiểu đường có liên quan tới sỏi mật như: Tăng độ tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), triglycerides, cholesterol LDL, giảm HDL cholesterol, uống rượu, tiền sử gia đình.
Tiến sĩ Krikorian– một bác sĩ nội tiết tại đại học Case chia sẻ: “Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là cách hiệu quả nhất để tránh các vấn đề hay gặp phải về túi mật”. Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát chặt chẽ bằng chế độ ăn uống, điều trị, theo dõi đường huyết và luyện tập tốt thì nồng độ chất béo trung tính (triglycerides) sẽ thấp hơn, do đó giảm tỷ lệ phát triển của sỏi mật cũng như ngăn chặn sự hình thành sỏi mật ngay từ lúc bắt đầu.
XEM THÊM CHIA SẺ CÁCH TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
Trích nguồn: http://www.everydayhealth.com