Mặc dù khó chữa khỏi, nhưng bệnh võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ) hoàn toàn có thể được kiểm soát được và ngăn nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển và biến chứng mà nó gây ra, bác sĩ sẽ là người cân nhắc và quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như tiêm thuốc, phẫu thuật bằng laser. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn cần có sự tham gia tích cực của người bệnh để làm sao kiểm soát tốt đường huyết.
Bệnh võng mạc đái tháo đường trong ba giai đoạn đầu không cần điều trị, trừ khi bị biến chứng phù hoàng điểm. Bệnh võng mạc giai đoạn tăng sinh được điều trị bằng laser quang đông toàn võng mạc (scatter laser). Tùy thuộc vào mức độ tổn thương võng mạc, bác sĩ sẽ chiếu số lượng tia laser khác nhau (thường từ 2000-5000) để phá hủy các mạch máu bất thường. Mặc dù làm giảm đôi chút thị lực ngoại vi, giảm nhẹ khả năng nhìn màu sắc và tầm nhìn vào ban đêm nhưng laser quang đông có thể bảo vệ phần thị lực còn lại.
Để khắc phục nhược điểm của laser quang đông toàn võng mạc, nếu thăm khám phát hiện chính xác vùng võng mạc bị tổn thương, có thể sử dụng phương pháp laser khu trú (focal laser).
Nếu bị xuất huyết nặng, người bệnh được điều trị bằng phẫu thuật Vitrectomy để hút phần dịch kính có lẫn nhiều thành phần trong máu ra khỏi mắt.
Phương pháp phẫu thuật laser điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường
Gần đây, tại một số bệnh viện lớn tại Việt Nam đã áp dụng phương pháp tiêm thuốc kháng VEGF trực tiếp vào mắt nhằm làm giảm các mạch máu bất thường. Những thuốc này bao gồm: Avastin, Lucentis… có tác dụng kháng lại yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới.
Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường có thể giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Nghiên cứu cho thấy điều trị phù hoàng điểm bằng thuốc kháng VEGF (có hoặc không kết hợp với điều trị laser) giúp cải thiện tầm nhìn tốt hơn so với chỉ điều trị laser hoặc tiêm steroid. Khi được tiêm vào mắt, thuốc VEGF làm giảm sự rò rỉ dịch lỏng và cản trở sự phát triển của các mạch máu mới trong võng mạc.
Trong một số trường hợp, điều trị bằng laser khu trú được sử dụng kết hợp với thuốc tiêm mắt. Bác sỹ sẽ dùng laser để tạo thành nhiều vết bỏng nhỏ trong võng mạc xung quanh điểm vàng bị phù. Những vết bỏng này làm chậm sự rò rỉ của chất lỏng và giảm lượng chất lỏng trong võng mạc.
Cả hai phương pháp điều trị laser khu trú và laser quang đông đều được thực hiện tại bệnh viện. Trước khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ làm giãn đồng tử bằng atropin và tiêm thuốc gây tê.
Phòng thủ thuật được điều chỉnh ánh sáng mờ. Người bệnh ngồi đối diện với máy laser, bác sỹ sẽ giữ một thấu tính đặc biệt ở trên mắt được điều trị. Bạn có thể cảm thấy khó chịu, châm chích ở mắt khi chiếu những tia laser cuối cùng.
Sau phẫu thuật, đồng tử vẫn tiếp tục giãn trong vài giờ. Người bệnh nên mang theo kính râm và nhờ người khác đưa về nhà. Những ngày sau đó, tầm nhìn sẽ bị mờ nhẹ, cần khám lại nếu cảm thấy đau mắt, chảy nước mắt thường xuyên.
Cả hai phương pháp này được đánh giá là rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ mất thị lực. Những người bị bệnh võng mạc tăng sinh có thể giảm nguy cơ mù lòa tới 95% nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc thích hợp. Mặc dù có tỷ lệ thành công cao nhưng hai phương pháp này vẫn không thể chữa dứt điểm bệnh võng mạc ĐTĐ.
Khi đến giai đoạn võng mạc tăng sinh, người bệnh luôn luôn có nguy cơ xuất huyết, vì vậy cần điều trị nhiều lần để bảo vệ thị lực.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm nguy cơ mất thị lực do ĐTĐ. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ nên cố gắng giữ đường huyết càng gần bình thường càng tốt. Điều này cũng giúp phòng ngừa các biến chứng khác, như suy thận và biến chứng thần kinh. Kiểm soát tốt đường huyết cũng làm giảm nhu cầu phẫu thuật laser để điều trị bệnh võng mạc.
Bên cạnh đó, tất cả người bệnh ĐTĐ nên kiểm tra mắt toàn diện ít nhất mỗi năm một lần. Nếu đã bị biến chứng võng mạc ĐTĐ, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.
Kết quả điều trị ĐTĐ nói chung và bệnh võng mạc nói riêng trị không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hay phẫu thuật, mà chính từ sự cố gắng của người bệnh. Do đó, sự am hiểu về các phương pháp điều trị, cũng như việc tìm hiểu giải pháp phòng ngừa biến chứng sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về bệnh võng mạc do đái tháo đường (Phần 1)
Tham khảo: https://nihseniorhealth.gov/diabeticretinopathy/faq/faqlist.html#a4