Cơ thể có 2 quả thận, nằm đối xứng nhau ở sau khoang bụng, phía trên thắt lưng. Mỗi ngày thận lọc hàng nghìn lít máu để loại bỏ độc tố ra ngoài qua nước tiểu. Đồng thời, đây cũng là cơ quan tham gia sản xuất một số hormon giữ vai trò kiểm soát huyết áp, tạo máu ở tủy xương... Có nhiều nguyên nhân có thể khiến thận bị tổn thương, nhưng tiểu đường chiếm tới 44% các trường hợp suy thận. Vì lẽ đó mà việc giữ cho thận luôn khỏe mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người bệnh tiểu đường.
Nephron là các đơn vị lọc máu nhỏ nhất nằm trong thận. Chúng tham gia vào việc điều hòa nước, muối, ure, photpho và các khoáng chất khác. Khi bị bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kích thích cơ thể tăng loại bỏ đường ra đường tiểu, do đó làm tổn thương đến những mạch máu nhỏ li ti trong các Nephron, khiến chúng mất dần khả năng lọc máu.
Đến giai đoạn cuối, thận mất dần chức năng lọc máu, các chất độc hại như creatinin, ure không được loại bỏ, tăng cao trong máu đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi đó người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo (lọc máu ngoài cơ thể) để đẩy bớt chất độc trong máu ra ngoài.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ suy thận
Xem thêm: Biến chứng mạch máu nhỏ
Không có triệu chứng cảnh báo sớm bệnh thận do tiểu đường. Thận có thể đã bị tổn thương từ nhiều năm trước cho đến khi xuất hiện triệu chứng. Một trong những dấu hiệu sớm nhất đó là có sự rò rỉ một lượng rất nhỏ microalbumin niệu vào trong nước tiểu được phát hiện thông qua xét nghiệm tại bệnh viện.
Khi xuất hiện những dấu hiệu sau đây, đồng nghĩ bệnh thận đã đến giai đoạn cuối:
- Tiểu tiện bất thường: nước tiểu sủi bọt hồng hoặc có bong bóng, mùi hôi, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường.
- Ngứa trên da: do các chất thải trong máu không được đào thải ra ngoài.
- Miệng có vị kim loại, mất cảm giác ngon miệng, hơi thở có mùi amoniac: ure tăng cao trong máu làm tăng đổi vị của thức ăn, không còn cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi khó chịu.
- Buồn nôn và nôn: do tích tụ quá nhiều chất thải trong máu.
- Thiếu máu: khi thận bị suy yếu, việc sản xuất Erythropoietin (hormone có nhiệm vụ thúc đẩy tăng tạo hồng cầu ở trong tủy xương) bị thiếu hụt trầm trọng gây thiếu máu mạn tính. Người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, mất tập trung, môi nhợt nhạt...
- Phù: thận giảm khả năng lọc máu làm muối và nước ứ lại trong cơ thể dẫn tới phù. Phù trong suy thận lúc đầu thường ở mặt, sau đó là phù toàn thân, phù trắng, mềm và ấn lõm rõ.
- Khó thở: lượng không được đào thải ra ngoài có thể tràn vào các phế nang gây khó thở, hoặc do thiếu máu (thiếu hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy).
Chính vì không thể phát hiện sớm biến chứng thận, do vậy người bệnh tiểu đường nên định kỳ xét nghiệm nước tiểu ít nhất 1 năm/lần, từ đó có những biện pháp dự phòng giúp làm chậm tiến trình của bệnh.
Xem thêm: Cách phòng và điều trị biến chứng thận tiểu đường
Kết hợp đồng bộ giữa nhiều giải pháp như: kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp thông qua chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý và sử dụng những hoạt chất sinh học tự nhiên hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng thận do tiểu đường.
- Kiểm soát đường huyết: ở người bệnh tiểu đường, đường huyết lý tưởng khi đói
- Kiểm soát huyết áp: kiểm soát huyết áp dưới ≤ 120/80mmHg có thể làm giảm tỉ lệ người bệnh suy thận giai đoạn cuối từ 73% xuống 31%. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, nếu huyết áp không thể kiểm soát thì nên sớm sử dụng thuốc để làm giảm gánh nặng cho thận.
- Chế độ ăn: tùy thuộc vào mức độ tổn thương của thận mà người bệnh có chế độ ăn khác nhau. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn giảm: chất đạm (0.6 - 0.8g protein/kg thể trọng/ngày); protein (0.8 – 1.0 gr/ 1 kg thể trọng/ngày); muối, kali và nước để giảm gánh nặng cho thận.
- Tăng cường vận động: nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội... 30 phút mỗi ngày, 5.5 ngày/tuần có thể làm giảm đường huyết, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng suy thận.
Sau rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp giúp làm chậm quá trình tiến triển bệnh thận tiểu đường, mới đây các nhà khoa học trường Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải, Trung Quốc đã làm sáng tỏ cơ chế bảo vệ thận vô cùng hiệu quả của Mạch môn (Ophiopogon japonicas).
Mạch môn giúp bảo vệ và cải thiện biến chứng thận do tiểu đường hiệu quả
Mạch môn không phải là một thảo dược mới, bởi lẽ nó đã được sử dụng hàng ngàn năm trước trong các bài thuốc chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường) cho hiệu quả giảm đường huyết và chống viêm đặc biệt hữu hiệu. Nhưng không dừng lại ở đó, các nhà khoa học cho biết, những hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Mạch môn đã giúp làm giảm ure và albumin niệu khi xét nghiệm nước tiểu. Đặc biệt Mạch môn có tác dụng ức chế yếu tố thúc đẩy quá trình dày màng đáy mao mạch thận, từ đó hạn chế phát triển các tổ chức xơ ở thận.
Như vậy, với khả năng tác động trúng đích, cùng lúc mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh tiểu đường, tại Việt Nam Mạch môn đã được kết hợp cùng Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài Sơn, trong sản phẩm TPCN Hộ Tạng Đường. Trải nghiệm của ông Phạm Văn Minh, Tuy Hòa, Phú Yên về quá trình ông sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường để chiến đấu chống lại biến chứng thận, cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác, sẽ là minh chứng rõ ràng nhất về việc đừng mất hết hy vọng chỉ vì được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
Theo nguồn:
http://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/living-with/easy-ways-to-protect-your-kidneys/#01
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21756932
https://www.drugs.com/health-guide/diabetic-nephropathy.html