Biến chứng tiểu đường tuýp 1, tuýp 2: Làm sao để tránh tác hại trên toàn bộ cơ thể?

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không nằm ở mức đường huyết cao, mà chính là ở các biến chứng của bệnh. Cho dù đó là bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, biến chứng đều gây ra tác hại khó lượng trên tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh. Bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ, bạn có thể sống khỏe mạnh mà không lo biến chứng tiểu đường xuất hiện.

Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể

Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể

Biến chứng tiểu đường là gì và khi nào sẽ xảy ra?

Biến chứng tiểu đường là kết quả của quá trình đường huyết tăng cao gây tổn thương các mạch máu và hệ thần kinh nuôi dưỡng các cơ quan trên cơ thể. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, một nửa số người tiểu đường đã gặp biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán với biểu hiện như tê bì chân tay, khô ngứa da, mờ mắt, vết thương lâu lành...

Các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết, hôn mê do tăng đường huyết có thể gặp bất kỳ lúc nào trong quá trình điều trị nếu người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Những biến chứng khác trên tim, mắt, thận có thể xuất hiện sau khi chẩn đoán khoảng 10 - 20 năm và kéo dài đến suốt đời nếu không được điều trị đúng hướng.

Biến chứng mạn tính - mối nguy tiềm ẩn của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường không “buông tha” bất kỳ một cơ quan nào trên cơ thể. Quá trình đường huyết tăng cao đã tạo ra rất nhiều gốc tự do, tạm gọi là “chất bẩn” trong lòng mạch. Những “chất bẩn” này đã theo dòng máu đến tim, mắt, thận, hệ thần kinh… và hủy hoại các cơ quan này. Dưới đây là những biến chứng tiểu đường mạn tính thường gặp ở người bệnh tiểu đường.

Biến chứng mắt - nguy cơ mù lòa

Phần lớn bệnh nhân mắc tiểu đường trên 10 năm có tổn thương ở mắt. Bệnh tiểu đường lâu năm gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi mắt, hậu quả là vỡ mạch máu và xuất huyết ở võng mạc. Người bệnh thường có biểu hiện mờ mắt, đau nhức trong hốc mắt, ruồi bay trước mắt… Biến chứng này thường được điều trị bằng thuốc hoặc dùng tia laser để làm lành các tổn thương trên võng mạc.

Nhiều người tiểu đường bị nhầm lẫn biến chứng mắt với bệnh tuổi già, dùng đủ loại thuốc bổ mắt mà không đỡ. Cuối cùng, nhờ áp dụng đúng cách cải thiện biến chứng mắt tiểu đường từ thảo dược, họ đã lấy lại đôi mắt sáng khỏe, không còn lo mù lòa.

Biến chứng thần kinh - bắt đầu từ tê bì ngón tay, ngón chân

   Tê bì chân tay là khởi điểm của biến chứng thần kinh tiểu đường

Tê bì chân tay là khởi điểm của biến chứng thần kinh tiểu đường

Cũng như các cơ quan khác, hệ thần kinh cần được “nuôi sống” bằng các mạch máu nhỏ. Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường bắt nguồn từ sự tổn thương của các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng chúng. Khi các dây thần kinh không được cấp đủ máu, chúng sẽ bị tổn thương và rối loạn chức năng dẫn truyền. Có hai dạng biến chứng thần kinh phổ biến:

- Biến chứng thần kinh ngoại vi: Gây rối loạn hoặc mất cảm giác, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu tê bì, châm chích, bỏng rát ở bàn tay, bàn chân. Biến chứng này dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử do người bệnh bị mất cảm giác, không phát hiện được sớm các vết thương để điều trị. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã phải cắt cụt chi.

- Biến chứng thần kinh tự chủ: Khiến bệnh nhân khó nuốt, nuốt nghẹn, chậm tiêu, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đại tiểu tiện rối loạn…

Ngoài ra tổn thương thần kinh do đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng cho việc cương cứng dương vật, gây rối loạn chức năng cương dương, đó là biến chứng rối loạn cương.

Điều trị tổn thương thần kinh do tiểu đường cần dùng tới thuốc, kết hợp với các bài tập giảm đau tê thần kinh và chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Tê bì, nóng rát chân tay khiến bạn lo lắng? Xem ngay Bí quyết giảm tê chân tay cho người tiểu đường.

Biến chứng thận, suy thận – không có triệu chứng trong giai đoạn đầu

  Biến chứng thận tiểu đường gây rò rỉ protein trong nước tiểu

Biến chứng thận tiểu đường gây rò rỉ protein trong nước tiểu

Mắc tiểu đường trên 20 năm, bạn có nguy cơ bị biến chứng thận. Ban đầu, tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận dẫn đến sự rò rỉ của protein vào nước tiểu. Sau đó, thận mất dần khả năng để làm sạch và lọc máu, cuối cùng dẫn đến suy thận.

Làm xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện sớm các tổn thương ở thận trước khi có triệu chứng. Biến chứng ở thận ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý. Phát hiện sớm và điều trị các biến chứng ở thận có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại tình trạng suy thận. Khi suy thận nặng, bệnh nhân cần được điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.

Nếu bạn đang gặp tình trạng đi tiểu > 3 lần mỗi đêm, nước tiểu đục, sủi bọt, rất có thể bạn đã mắc biến chứng thận tiểu đường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cách cải thiện bệnh.

 Điện thoại

Biến chứng tim mạch - hậu quả nặng nề cho sức khỏe

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu chi dưới.

Biến chứng tim ở người tiểu đường cần được phát hiện sớm và điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Bạn cũng đừng quá lo lắng bởi rất nhiều trường hợp bị biến chứng tim mạch tiểu đường nhờ tìm đúng phương pháp cũng đã lấy lại được sức khỏe, điển hình như trường hợp của bác Luyên (Hải Phòng). Bác đã vượt qua nhiều biến chứng tiểu đường phối hợp, đặc biệt là biến chứng tim gây nhồi máu cơ tim và phải đặt stent. Xem chia sẻ của bác trong video sau đây:

Cải thiện sức khỏe ngoạn mục sau biến chứng nhồi máu cơ tim của bệnh tiểu đường

Biến chứng nhiễm trùng - dai dẳng, khó điều trị

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. So với người bình thường, bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng như: nướu răng, sâu răng, viêm đường hô hấp, viêm phổi, cúm, nhiễm trùng đường tiểu, nấm da,... Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng, người bệnh cần được điều trị kết hợp theo dõi tại bệnh viện.

Những vết cắt nhỏ hoặc vết xước trên da đều có thể trở thành những ổ nhiễm trùng nghiêm trọng và tiến triển nhanh chóng gây hoại tử nếu không được điều trị kịp thời. Nếu phát hiện vết xước trên da thì người bệnh cần ngay lập tức vệ sinh khu vực này, bôi kem kháng khuẩn và băng lại bằng băng vô trùng.

Trong trường hợp các vết thương chảy dịch và nhiễm trùng thì người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ điều trị để được chăm sóc.

Điện thoại

Biến chứng trên da - khô ngứa da, dày sừng

Cứ 3 người mắc tiểu đường thì sẽ có một người gặp vấn đề trên da, đó có thể là khô ngứa da, bong tróc, nứt nẻ, mụn nhọt, các vết chai trên da... Các biến chứng này có thể xuất hiện khá sớm ở thời điểm trước khi bệnh được chẩn đoán.

Nhiều người nhầm lẫn biến chứng trên da của bệnh tiểu đường là bệnh da liễu, bôi các loại thuốc đều không đỡ. Điển hình là trường hợp của ông Nhan Thiên Trang ở Gia Lai, ông làm nghề mộc và thú nhồi bông nên nghĩ rằng mình bị khô ngứa da là do hóa chất. May mắn nhờ sử dụng sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện biến chứng tiểu đường, biến chứng da của ông đã được cải thiện.

Biến chứng bàn chân tiểu đường - nguy cơ cụt chi, tàn phế

   Biến chứng bàn chân làm tăng nguy cơ tàn phế ở người tiểu đường

Biến chứng bàn chân làm tăng nguy cơ tàn phế ở người tiểu đường

Ở người tiểu đường, hệ thống thần kinh bàn chân bị tổn thương khiến bàn chân bị mất giác, không thể nhận biết các thương tổn có thể mắc phải. Bàn chân người bệnh tiểu đường rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng. Đối với người bị biến chứng tiểu đường ở chân, chỉ cần một vết xước nhỏ không được kịp thời phát hiện và xử lý cũng dễ dàng phát triển thành một ổ nhiễm khuẩn ăn sâu và lan rộng. Nhiều người bệnh tiểu đường buộc phải đoạn chi để bảo vệ mạng sống.

Bạn có vết thương, vết loét ở chân lâu lành? Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0936 057 996 để được hướng dẫn cách xử trí vết thương đúng nhất.

Bệnh nướu răng và sâu răng - ít được chú ý

Bệnh lý răng miệng là một trong những biến chứng tiểu đường ít người ngờ tới nhất. Khi mắc biến chứng răng miệng người bệnh có nguy cơ bị nha chu (viêm nướu răng, gây rụng răng) cao gấp đôi người bình thường. Vì vậy, người tiểu đường dễ gặp các vấn đề nha chu như cao răng, tụt lợi, viêm lợi, tiêu xương răng… Thậm chí, những trường hợp nặng chỉ cần ho mạnh cũng đã có thể bị rụng răng.

Biến chứng cấp tính - đến bất chợt và nguy hiểm

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong. Trong trường hợp gặp các biến chứng như vậy, người bệnh cần biết cách xử trí và đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hạ đường huyết

Nếu như tăng đường huyết là một quá trình diễn ra từ từ thì hạ đường huyết lại xảy đến đột ngột không hề báo trước. Chính vì vậy, hạ đường huyết nguy hiểm hơn rất nhiều. Có 2 trường hợp hạ đường huyết thường gặp ở người tiểu đường:

Trường hợp thứ 1: Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3.6 mmol/l (65 mg/dl) do dùng quá liều thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu… Dấu hiệu nhận biết: đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực

Trường hợp thứ 2: Người bệnh tiểu đường lâu năm, luôn có mức đường huyết cao, khi hạ xuống gần sát với mức bình thường cũng có thể gặp phải triệu chứng của hạ đường huyết.

Hậu quả khi bị hạ đường huyết: Chết não. Đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện được để xử trí ngay thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Cách xử trí: Khi có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ và trung bình, người bệnh phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Hôn mê

- Hôn mê do nhiễm toan ceton: Thường gặp ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1. Nhiễm toan ceton có thể xảy ra khi nhiễm trùng, căng thẳng, hoặc chấn thương. Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi chua. Khi đó phải ngay lập tức cấp cứu tại một cơ sở y tế chuyên khoa.

- Hôn mê do tăng đường huyết: Ở những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, các yếu tố như stress, nhiễm trùng, và một số loại thuốc (như cortico-steroids) cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi. Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, cần được cấp cứu ngay.

Làm gì để phòng tránh biến chứng khi bị tiểu đường tuýp 1, tuýp 2?

Để ngăn ngừa sự xuất hiện của biến chứng tiểu đường, bạn cần kiểm soát đa yếu tố chứ không chỉ riêng đường huyết. Dưới đây là những cách phòng biến chứng được đúc rút từ các chuyên gia tiểu đường:

Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ máu

3 chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu tăng cao là điều kiện thuận lợi để biến chứng tiểu đường đến sớm. Chính vì vậy, hãy kiểm soát các chỉ số này trong giới hạn cho phép:

– Đường máu lúc đói

– HbA1c < 7%

– Huyết áp < 140/90 mmHg, hoặc có thể thấp hơn tùy trường hợp

– LDL-cholesterol < 100 mg/dL

TPBVSK Hộ Tạng Đường, giúp hỗ trợ hạ đường huyết, giảm HbA1c và kiểm soát cholesterol máu hiệu quả. Đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi chúng tôi theo số điện thoại: 0962 326 300 - 0936 057 996 để được tư vấn.

Điện thoại

Tái khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường

Mỗi  tháng một lần, bạn nên đi khám lại để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám nếu có các dấu hiệu bất thường như:

- Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức...

- Có vết thương, vết loét, chai chân

- Nước tiểu bất thường, có bọt, màu sắc thay đổi

- Da khô ngứa

- Thường xuyên bị hạ đường huyết

- Tim đập nhanh, đau tức ngực...

Khi mắc tiểu đường trên 5 năm thì ít nhất mỗi năm 1 lần, bạn nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu để phát hiện sớm các tổn thương ở thận. Xem thêm một số xét nghiệm bạn cần làm để phát hiện sớm biến chứng tiểu đường.

Chăm sóc bàn chân

Hầu hết các trường hợp bị đoạn chi là do sự chậm trễ trong điều trị chấn thương chân. Vì thế, để bảo vệ đôi chân khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cần biết cách chăm sóc bàn chân, xử trí vết thương hàng ngày theo hướng dẫn trong bài viết này.

Dùng Hộ Tạng Đường  phòng và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường

Theo GS.TS Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, muốn kiểm soát tốt biến chứng tiểu đường, chỉ ổn định đường huyết thôi chưa đủ. Người bệnh cần có biện pháp bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh khỏi sự tổn thương do đường huyết cao gây ra.

Tại Việt Nam, TPCN Hộ Tạng Đường là sản phẩm ĐẦU TIÊN giúp phòng ngừa và cải thiện tốt biến chứng tiểu đường nhờ tác động “kép": Không chỉ giảm đường huyết, mà còn làm sạch mạch máu, loại bỏ các yếu tố có hại cho mạch máu, thần kinh.

Với 5 thành phần tác động vượt trội, Hộ Tạng Đường giúp phòng ngừa & làm giảm biến chứng tiểu đường nhanh chóng, người bệnh cảm nhận hiệu quả từ những tuần đầu tiên sử dụng:

Dùng Hộ Tạng Đường  phòng và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường

Trong gần 12 năm qua, đã có 36.508 bệnh nhân sử dụng Hộ Tạng Đường để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường thành công. Họ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong video sau đây:

Kinh nghiệm sử dụng Hộ Tạng Đường để hỗ trợ cải thiện biến chứng tiểu đường

Nếu bạn đang có dấu hiệu biến chứng tiểu đường, đừng chần chừ, hãy gọi cho chuyên gia tiểu đường để được tư vấn!

Điện thoại

Hàng năm, biến chứng tiểu đường vẫn là một trong bảy nguyên nhân khiến nhiều người tử vong nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là bệnh mạn tính không có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu áp dụng tốt những hướng dẫn trong bài viết, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm sát và chung sống hòa bình với tiểu đường 20 năm, thậm chí là 30 năm hay nhiều hơn, mà không cần phải lo lắng biến chứng đoạt mạng.

 

 (*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.