Nhiễm toan ceton – biến chứng cấp tính của đái tháo đường

Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường, có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng đường huyết (> 20mmol/lit) và xuất hiện các thể ceton trong máu do thiếu insulin trầm trọng. Insulin là một hormon do tuyến tụy tiết ra, giúp vận chuyển đường (glucose) vào trong tế bào, và chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không có đủ insulin, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Đổi lại, quá trình này sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.

Nếu không kịp thời điều trị người bệnh tiểu đường nhiễm ceton có thể dẫn tới hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Mặc dù biến chứng nhiễm toan ceton có thể gặp phải ở tất cả các trường hợp bệnh nhân tiểu đường nhưng hầu hết các trường hợp thường gặp đối với bệnh nhân tiểu đường typ 1.

Nhiễm toan ceton có biểu hiện như thế nào

nhiem-toan-ceton-do-dai-thao-duong

Hôn mê do nhiễm toan ceton trong bệnh đái tháo đường

- Các triệu chứng của tăng đường máu như tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều và sút cân.

- Các dấu hiệu sớm của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy và tăng thông khí (thở nhanh và sâu, kiểu thở Kussmaul). Đau bụng, buồn nôn và nôn có thể do viêm tụy hoặc nhiễm trùng ổ bụng, cả hai nguyên nhân này đều có khả năng khởi phát nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

- Mất nước toàn thể nặng với các biểu hiện da khô, giảm độ chun giãn da, khô các màng niêm mạc, nhãn cầu nhẽo, mạch nhanh, tụt huyết áp hay tình trạng sốc.

- Thường có giảm thân nhiệt (song có thể tăng thân nhiệt khi yếu tố gây mất bù là nhiễm khuẩn hoặc khi có tình trạng mất nước trong tế bào nặng).

- Khi tình trạng tăng glucose máu tồi hơn thì các biến chứng thần kinh của tiểu đường có thể xuất hiện và tiến triển tới các trạng thái ngủ gà, tổn thương thần kinh trung ương, trạng thái sững sờ, co giật và hôn mê.

Khi xuất hiện những biểu hiện trên, trong vòng 24h cần nhanh chóng đưa người bệnh tới viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường là một trong những giải pháp giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường: giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0964 781 912 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Điện thoại

Nguyên nhân nào dẫn tới nhiễm toan ceton?

- Ngừng điều trị insulin hoặc điều trị không đủ insulin trong đái tháo đường typ 1.

- Đợt mất bù của đái tháo đường typ 1 (20 – 25%).

- Các bệnh lý cấp tính:

  + Nhiễm trùng (30 – 40%): viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…

  + Tai biến mạch máu não

  + Nhồi máu cơ tim

  + Viêm tụy cấp

- Thuốc (corticosteroid, clozapine, cocaine, lithium, terbutaline).

- Chấn thương.

thuốc có thể gây nhiễm toan ceton

Thuốc có thể là nguyên nhân gây nhiễm toan ceton ở bệnh nhân tiểu đường

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Xét nghiệm máu được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm toan ceton đái tháo đường:

- Lượng đường trong máu tăng cao cấp tính, thường trên 20 mmol/l.

- Xuất hiện ceton máu.

- Đo pH máu. Nồng độ ceton trong máu tăng cao, làm môi trường máu có tính acid. Điều này có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, có thể làm thêm một số xét nghiệm để xác định xem người bệnh có mắc biến chứng hoặc có tình trạng bệnh nào khác góp phần phát triển tình trạng nhiễm toan ceton hay không, như:

- Xét nghiệm điện giải.

- Phân tích nước tiểu.

- X - quang ngực.

- Điện tâm đồ.

Cách phòng ngừa nhiễm toan ceton ở người bệnh đái tháo đường

- Ở người bệnh đái tháo đường typ 1 cần phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, chấn thương, và tiêm insulin đủ liều lượng, đúng cách mỗi ngày.

- Đối với những người có nguy cơ mắc đái tháo đường cũng cần nên kiểm tra đường huyết 2-3 lần/ năm để kịp thời điều trị.

- Giảm muối trong mỗi bữa ăn để hạn chế nguy cơ mắc tăng huyết áp, đặc biệt ở người đã có sẵn đái tháo đường. Nếu người đái tháo đường bị tăng huyết áp cũng cần phải được theo dõi thường xuyên tại nhà.

- Ngoài ra, chúng ta cần tập cho mình thói quen ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao hàng ngày tránh nguy cơ thừa cân béo phì.

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường

5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả

Nguyễn Đôn