Nhận diện 6 biến chứng nguy hiểm nhất trong bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh có diễn biến rất phức tạp, do đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn hại đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, mất thị lực, đoạn chi… Nhưng nếu kiểm soát tốt đường huyết, và biết cách nhận ra những “dấu hiệu cảnh báo” của cơ thể, người bệnh hoàn toàn có khă năng ngăn chặn được những biến chứng này.

Dưới đây là 6 biến chứng trầm trọng nhất của bệnh tiểu đường:

Nhồi máu cơ tim – nguyên nhân tử vong hàng đầu trong bệnh tiểu đường

Nhồi máu cơ tim, đột quỵ là các biến chứng nguy hiểm nhất trong bệnh tiểu đường. Triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện đột ngột và rõ nét, nhưng cũng có thể diễn biến âm thầm với những cơn đau nhẹ và khó chịu vùng ngực, rất dễ bị bỏ qua.

Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường và có các triệu chứng sau đây, hay gọi cấp cứu 115 ngay lập tức:

  • - Khó chịu ở vùng ngực, có cảm giác như bị một vật nặng chèn ép. Đau ở giữa ngực trong thời gian ngắn hoặc cơn đau biến mất rồi quay trở lại
  • - Đau có thể lan ra các vị trí khác, bao gồm lưng, quai hàm, dạ dày, cổ hoặc tay
  • - Khó thở
  • - Buồn nôn hoặc có cảm giác choáng váng

Khi bị nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu được can thiệp y tế dưới 2 giờ đầu kể từ khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, khả năng sống sót và phục hồi sẽ cao hơn.

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường type 2

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường type 2

Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với cơn đột quỵ

Giống như nhồi máu cơ tim thì đột quỵ (nhồi máu não) cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như: liệt, sống thực vật, thậm chí là tử vong.

Các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ bao gồm:

  • - Đột nhiên tê bì hoặc cảm giác yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân. Triệu chứng này đặc biệt đáng lưu ý nếu xảy ra ở một bên cơ thể
  • - Méo miệng, nhìn mờ, mất thị lực
  • - Choáng váng, dễ bị té ngã
  • - Gặp khó khăn khi đi bộ, nói chuyện và giảm khả năng phối hợp khi vận động
  • - Nhức đầu dữ dội không rõ lý do

Sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thiên nhiên có thể giúp phòng ngừa các biến chứng trầm trọng do tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962 326 300 - 0964 781 912 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.

Tổn thương thần kinh là biến chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao vượt quá kiểm soát trong thời gian dài, gây tổn hại cho các tế bào thần kinh cũng như mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh.

Tổn thương thần kinh làm người bệnh tiểu đường giảm cảm giác đau

Tổn thương thần kinh làm người bệnh tiểu đường giảm cảm giác đau

Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở bàn chân, khiến người bệnh dễ bị thương và nhiễm trùng. Người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo vệ sinh bàn chân sạch sẽ và kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện các vết thương nhỏ, vì đa phần họ không thấy đau khi bị thương. Các vết thương ở bàn chân nếu không được điều trị sẽ bị nhiễm trùng, lâu dần gây loét và hoại tử, cuối cùng là phải cắt cụt bàn chân (đoạn chi).

Bệnh tiểu đường cũng làm làm tăng nguy cơ mắc bệnh về da. Bất kỳ vết cắt, vết xước nhỏ đều cần được vệ sinh sạch, điều trị bằng kháng sinh dạng bôi và theo dõi cẩn thận.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám ngay:

  • - Bị viêm hoặc tổn thương ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể
  • - Da bị mẩn đỏ, phát ban và ngứa, xung quanh có các mụn nước li ti hoặc vảy nhỏ
  • - Vết cắt, vết loét trên chân mãi không lành nhưng lại không thấy đau
  • - Tê bì, ngứa hoặc có cảm giác nóng rát ở bàn tay hoặc bàn chân, kể cả ngón tay và ngón chân
  • - Đau nặng hơn vào ban đêm
  • - Yếu cơ, rõ nhất là đi bộ không vững
  • - Nhiễm trùng tiết niệu hoặc khó kiểm soát vấn đề tiểu tiện
  • - Đầy hơi, đau dạ dày, táo bón, buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy
  • - Rối loạn chức năng cương dương ở nam giới và khô âm đạo ở phụ nữ

Chớ xem thường bệnh thận do tiểu đường

Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận (diabetic nephropathy) – tình trạng các mạch máu trong thận bị hư hỏng nặng, làm giảm chức năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu không được chữa trị, người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo suốt đời hoặc ghép thận.

Bệnh thận tiểu đường thường ít khi làm phát sinh triệu chứng cho đến khi trở nặng, do đó rất khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên đi khám:

  • - Phù chân và mắt cá chân
  • - Chuột rút ở bàn chân
  • - Tiểu đêm nhiều hơn
  • - Nước tiểu đục
  • - Buồn nôn và ói mửa
  • - Yếu và xanh xao
  • - Ngứa da

Cách tốt nhất để ngăn chặn biến chứng thận do tiểu đường là xét nghiệm nước tiểu, công thức máu định kì, theo dõi huyết áp thường xuyên và kiểm soát tốt đường huyết.

Biến chứng lên mắt do tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như: bệnh võng mạc tiểu đường (ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt), tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Nếu không chữa trị, các bệnh này có thể gây giảm thị lực, nặng thì dẫn đến mù lòa.

Các dấu hiệu cảnh báo:

  • - Nhìn mờ kéo dài hơn hai ngày
  • - Đột ngột mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • - Nhìn thấy các đốm đen hoặc xám, các sợi chỉ dài, hay mạng nhện lơ lửng trong tầm nhìn 
  • - Thấy ánh hào quang xung quanh đèn
  • - Đau một hoặc cả hai mắt

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây biến chứng tại mắt, dẫn tới mù lòa

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây biến chứng tại mắt, dẫn tới mù lòa

Biến chứng tăng và hạ đường huyết cấp tính

Tăng đường huyết xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu. Ngược lại hạ đường huyết thường xuất hiện khi tiêm quá liều thuốc, người bệnh bỏ qua bữa ăn, tập thể dục quá sức.

Một số triệu chứng cảnh báo tăng đường huyết:

  • - Đi tiểu thường xuyên
  • - Khát nước
  • - Cảm thấy mệt và yếu
  • - Nhìn mờ
  • - Nhanh đói, kể cả khi vừa ăn xong

Nếu bạn có thói quen kiểm tra đường huyết và thấy chỉ số này cao liên tục, hãy đi khám. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh thuốc, hướng dẫn bạn thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết:

  • - Đói cồn cào
  • - Run rẩy, vã mồ hôi
  • - Chóng mặt, choáng váng
  • - Mắt mờ đột ngột
  • - Mệt mỏi vào ban đêm

Giữ cho lượng đường trong máu luôn ở ngưỡng an toàn là chìa khóa đề phòng ngừa nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu làm tốt điều này, cộng thêm ăn uống đúng cách, tích cực tập thể dục và không hút thuốc lá, bạn có thể sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.

Chia sẻ cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả: giảm đường máu, dứt biến chứng

Tham khảo: http://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/type-2-diabetes-complications.aspx

* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường