Nguyên nhân làm cho kết quả đo đường huyết không chính xác

Để có được kết quả đo đường huyết chính xác, người bệnh tiểu đường cần nắm được những nguyên nhân khiến chỉ số đo bị sai lệch và cách khắc phục chúng.

Kết quả đo đường huyết trên máy đôi khi có thể không phản ánh đúng chỉ đường huyết của cơ thể. Sự sai lệch này có thể xảy ra do một số nguyên nhân từ cơ thể người bệnh, thao tác trên máy đo đường huyết không đúng hoặc máy có vấn đề về kỹ thuật. Dưới đây là những nguyên nhân và một số lưu ý để có được kết quả đo đường huyết chính xác:

do-duong-huyet-chinh-xac

Cẩn thận để có kết quả đo đường huyết chính xác

Nguyên nhân từ cơ thể người bệnh

- Thức ăn: Bất kỳ loại thực phẩm nào bệnh nhân ăn trong vòng 8 giờ trước khi thử đường huyết có thể gây ra tình trạng đường máu cao. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, đường huyết trong máu vẫn còn cao một thời gian. Đêm trước khi thử đường huyết, nếu sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây giảm lượng đường trong máu.

- Thuốc: Bệnh nhân sử dụng các thuốc như corticosteroid, estrogen, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thậm chí cả thuốc aspirincó thể làm tăng đường huyết. Đường huyết giảm khi sử dụng các thuốc như insulin, thuốc uống hạ đường huyết, và thậm chí cả paracetamol.

- Tập thể dục: Tập thể dục có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu. Khi tập thể dục, insulin trở nên nhạy cảm hơn, làm giảm đường máu trong nhiều giờ sau đó. Một giờ tập thể dục vào buổi chiều có thể làm giảm lượng đường cho đến sáng hôm sau, làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra lượng đường trong máu sau khi đã nhịn đói một đêm. Tập thể dục cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu tạm thời bằng cách giải phóng adrenalin. Sự gắng sức hoặc các hoạt động khác gây kích thích diễn ra trước khi đo đường huyết cũng làm tăng đường huyết.

- Điều kiện thể chất: Nhiều bệnh lý có thể ảnh hưởng đến đường huyết như bệnh gan, rối loạn tuyến tụy và các rối loạn của tuyến giáp. Chấn thương cấp tính và nghiêm trọng như đại phẫu thuật, cơn đau tim hay tai nạn ô tô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa glucose và dẫn đến nồng độ đường trong máu trên 100 mg/dL, ngay cả lúc đói.

Xem thêm:

Giải pháp cho biến chứng tiểu đườngCông thức vàng để hóa giải biến chứng tiểu đường

Nguyên nhân do máy đo đường huyết

Cho dù bạn là bệnh nhân tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2, những ghi chú sau đây sẽ giúp phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đường huyết, cũng như cách hạn chế những lỗi sai do máy đo đường huyết gây ra. Lưu ý quan trọng là khi kết quả bạn đọc được không tương xứng với triệu chứng của mình, chẳng hạn chỉ số glucose cao trong khi bạn đang có dấu hiệu tụt đường huyết hoặc ngược lại, thì đừng ngần ngại đo lại đường huyết. Sau đây là danh sách khuyến cáo kiểm tra khi bạn nhận thấy kết quả đường huyết không chính xác:

- Que thử đường huyết có hết hạn hay không?

- Que thử có phù hợp với máy đo?

- Lượng máu trên que thử không đủ?

- Que thử có được đưa vào máy đo đúng cách?

- Que thử có bị ảnh hưởng bởi khí hậu, nhiệt độ hoặc ánh sáng?

- Bạn có rửa tay và lau thật khô trước khi thử?

- Máy đo có sạch sẽ?

- Máy đo có bị quá nóng hoặc quá lạnh?

- Mã hiệu chuẩn của máy đo có chính xác?

- Máy đo không có pin hoặc pin yếu?

Tất cả các máy đo đường huyết sẽ đưa ra kết quả hơi khác nhau một chút do lượng máu thử mỗi lần khác nhau, nhưng sự khác biệt này không đáng kể và không cần lưu tâm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng máy đo đường huyết lần đầu tiên dưới sự giám sát của nhân viên y tế để xác nhận các thao tác của bạn là đạt yêu cầu.

Những thời điểm nên đo đường huyết

- Trước khi ăn sáng

- Trước khi ăn trưa/tối

- 2h sau mỗi bữa ăn

- Trước khi đi ngủ

- Trước khi tập thể dục

- Khi cảm thấy trong người không khỏe.

Hãy nhớ rằng, đôi khi có thể có một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn cần dành thời gian và sự cẩn thận khi kiểm tra đường huyết để thu được kết quả chính xác nhất; đừng quên ghi chép, lưu trữ lại các giá trị đường huyết đo được để trao đổi với bác sĩ mỗi lần tái khám theo định kỳ, giúp bác sĩ đánh giá được mức độ kiểm soát đường huyết có tốt hay không.

Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả

Nguồn: http://www.diabetesaustralia.com.au