Nguyên nhân gây tiền đái tháo đường

Hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh tiền đái tháo đường sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết trong việc phòng ngừa và hạn chế nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm rất nhiều nhóm như béo phì, di truyền, chủng tộc hay thậm chí là giới tính. Nhưng trong tất cả, tiền đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính yếu, dễ dàng dẫn đến tiểu đường nhất. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ có đến 50% người bệnh xuất hiện biến chứng của bệnh từ giai đoạn khởi phát này.

Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng tiểu đường và ổn định đường huyết bền vững. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936 057 996 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn.

Tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết hoặc chỉ số HbA1c tăng cao thường xuyên, nhưng chưa vượt ngưỡng chẩn đoán bệnh. Thông thường, chỉ số thể hiện tiền đái tháo đường dao động từ 5,6 – 6,9 mmol/L, đối với chỉ số HbA1c vào khoảng 5,5 – 6,5%.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đường bạn có hơn 70% nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2. Dù vậy, chỉ cần kiên trì thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm phòng ngừa bệnh.

Nguyen-nhan-dan-den-tien-dai-thao-duong

Tiền đái tháo đường – yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2

Nguyên nhân gây tiền đái tháo đường

Nhiều lời lý giải tiền đái tháo đường bắt nguồn từ hiện tượng đề kháng insulin. Thế nhưng, không hẳn tất cả các trường hợp phát sinh bệnh đều vì lý do này. Có rất nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như chế độ ăn không phù hợp hoặc mắc phải tình trạng suy giảm glucose lúc đói.

Bình thường, giữa bữa ăn cơ thể sẽ sản xuất và dự trữ một lượng insulin nhất định. Khi đến bữa ăn tiếp theo lượng insulin này sẽ giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào để chuyển thành năng lượng và tất nhiên chúng sẽ được tiêu thụ hết. Nếu chẳng may lượng insulin này được tạo thành không đủ, cơ thể sẽ có phản ứng kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất bù trừ và kết quả là đường máu của chúng ta vẫn trong giá trị ổn định. Nhưng với những người có hiện tượng suy giảm glucose lúc đói lại không hoạt động như vậy. Không biết vì một lý do nào đó, nồng độ glucose không đủ để kích thích cơ thể sản sinh insulin từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Chính vì vậy, dù có ăn uống đầy đủ và khoa học, tình trạng tiền đái tháo đường vẫn xảy ra.

Một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Colorado – Trung tâm y khoa Denver tiến hành trên nhóm 38 người tình nguyện để tìm hiểu về lý do gây nên hiện tượng suy giảm glucose lúc đói này. Số người tham gia được chia làm hai nhóm, gồm nhóm suy giảm đường huyết lúc đói và nhóm bình thường. Các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi sát sao sức khỏe cũng như tình trạng đường huyết của họ.

Sau một thời gian nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng hiện tượng sụt giảm glucokinase – enzyme có nhiệm vụ thủy phân đường, xảy ra phổ biến ở nhóm suy giảm đường huyết lúc đói. Ngoài ra, các chỉ số khác, như cân nặng không hề có sự khác biệt. Có lẽ đây chính là căn nguyên dẫn đến tiền đái tháo đường và phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau này.

Ngăn ngừa bệnh ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường

Khi đã biết được nguyên nhân gây tiền đái tháo đường, chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả phòng ngừa bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng tiền đái tháo đường là kích thích glucokinase sản sinh và hoạt động trở lại.

Theo các nhà nghiên cứu, môi trường ô nhiễm đóng góp không nhỏ trong việc bất hoạt glucokinase. Ngoài ra, những chất hóa học như thuốc trừ sâu, phân bón, … gây đảo lộn một vài quá trình trao đổi chất ở cơ thể người, cũng sẽ dẫn đến hao hụt glucokinase. Vì vậy, lựa chọn môi trường sống trong lành kết hợp ăn uống lành mạnh hẳn là giải pháp đầu tiên hạn chế tiền đái tháo đường.

Cuối cùng, việc cung cấp thuốc để điều trị bệnh chưa hẳn là cách hữu hiệu nhất mà hãy loại trừ những căn nguyên gây bệnh ngay trong môi trường sống, đây chính là giải pháp phòng ngừa tiền đái tháo đường hiệu quả nhất.

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

Nguồn tham khảo: http://www.diabetesforecast.org

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả