Người bệnh tiểu đường mắc sốt xuất huyết - nguy hiểm gấp bội phần

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất phổ biến trong những ngày cuối hè do chủng virus dengue gây ra, có xu hướng tạo thành đại dịch lớn trong thời điểm hiện tại, trong đó có những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường. Để phòng tránh và điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh, người tiểu đường nên đọc kỹ bài viết sau.

Bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm cho người tiểu đường

Sốt xuất huyết là bệnh khá phổ biến vào mùa mưa ẩm ướt, lây lan thông qua một loại muỗi có tên là Aedes aegypti. Muỗi hoạt động vào ban ngày từ 8 giờ đến 10 giờ và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Sốt, đau đầu, nôn và buồn nôn, đau cơ, đau khớp là những triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết. Không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết, nên những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là có kèm bệnh tim cần phải cẩn thận vì họ có thể gặp phải tình trạng xuất huyết và hội chứng sốc dengue, nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt ở những người có kiểm soát đường huyết không tốt, sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

Người bệnh tiểu đường mắc bệnh sốt xuất huyết có tiểu cầu thấp hơn so với những người bình thường. Số lượng tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao. Sốt xuất huyết làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm tăng quá trình trao đổi chất và điều này có thể dẫn đến sự biến động của lượng đường trong máu và cản trở quá trình điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu ở người tiểu đường.

 Bệnh sốt xuất huyết khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn

Bệnh sốt xuất huyết khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn

Không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường cần có các biện pháp phòng tránh mắc bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn như xuất huyết, hội chứng sốc dengue, nếu không may mắc bệnh.

Cách phòng tránh mắc sốt xuất huyết cho người tiểu đường.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh tiểu đường nên có các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết. Cách tốt nhất để chống lại bệnh sốt xuất huyết là kiểm soát và làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh. Bằng cách giảm thiểu các khu vực, đồ dùng có chứa nước đọng để giảm nơi muỗi đẻ trứng. Ngoài ra, cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ các vật dụng chứa nước trong mùa mưa này như lốp xe cũ, chén bát cũ, xô chậu cũ… Có thể thả cá trong nước có thể tiêu diệt trứng muỗi. Khi có dịch, cần phun thuốc trên diện rộng.

Các phương pháp bảo vệ bản thân cũng thể hiện hiệu quả trong ngăn ngừa nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết từ người sang người. Đó là mang tất dài, dùng thuốc hay thiết bị đuổi muỗi, ngủ trong màn và tránh nhưng nơi có ổ dịch sốt xuất huyết. Một điểm đặc biệt là người tiểu đường cần cách ly những người bị sốt xuất huyết vì họ là ổ dịch chứa virus gây bệnh có thể lây truyền virus số xuất huyết thông qua muỗi aedes aegypti.

 Người tiểu đường nên ngủ trong màn để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Người tiểu đường nên ngủ trong màn để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Người bệnh tiểu đường nên làm gì khi bị sốt xuất huyết. 

Khi nghi ngờ bị xuất huyết với biểu hiện đặc trưng nhất là sốt cao liên tục trên 38oC mà không giảm khi uống thuốc hạ sốt thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp bệnh ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt paracetamol, không sử dụng thuốc aspirin vì làm tăng nguy cơ xuất huyết và uống nhiều nước, uống dung dịch oresol. Bạn cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, giúp chống chọi với bệnh tật bằng cách ăn các đồ như cháo, súp, sữa... Đồng thời, khi người bệnh tiểu đường bị ốm, đặc biệt là sốt xuất huyết, mức đường huyết sẽ dao động thất thường, khiến hiệu quả điều trị không cao và có nguy cơ gặp biến chứng hôn mê do tăng đường huyết nếu không giám sát đường huyết chặt chẽ. Vì vậy, người bệnh cần uống đầy đủ thuốc và đo đường huyết ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm và sau ăn, theo dõi bằng nhật ký và đi khám ngay nếu thấy đường huyết dao động thất thường hoặc tăng cao.

Sau khi hết sốt trong khoảng thời gian từ 3- 7 ngày phát bệnh, bạn đừng tưởng mình đã khỏi bệnh, thực chất đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, bạn có thể bị xuất huyết hoặc nặng hơn là hội chứng sốc dangue. Vì vậy, khi thấy hạ sốt , bạn nên nhập viện ngay để làm các xét nghiệm cần thiết và được chỉ định cách điều trị phù hợp.

Trong trường hợp nặng, với các biểu hiện như vật vã, li bì, buồn nôn và nôn, đau cơ khớp, xuất huyết thì bạn nên nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh tự điều trị tại nhà.

Chung sống với bệnh tiểu đường đã khó, gặp giai đoạn bùng phát dịch sốt xuất huyết lại càng khiến người bệnh tiểu đường lo lắng hơn. Nhưng nếu bạn đã làm theo các hướng dẫn trên đây, không quên chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, tập luyện mỗi ngày ít nhất 30 phút, thì nỗi lo mắc sốt xuất huyết hay biến chứng của bệnh sẽ được giảm đi phần nào.

XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

Nguồn:

https://www.apolloclinic.com/letstalkhealth/june-2016/issue-2/dengue-in-diabetics.php

http://www.medicalnewstoday.com/articles/179471.php#symptoms_of_dengue%20fever

http://benhnhietdoi.vn