60% nam giới mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng rối loạn cương ngoài các biến chứng khác như: biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng thận,…
Khoảng 7,8 triệu (chiếm 8,3%) đàn ông ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường, nhưng hơn 1/3 trong số họ không biết điều đó. Hậu quả là sự xuất hiện của rất nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi… Bên cạnh đó, có một biến chứng gây ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày phải kể đến, đó chính là rối loại cương.
Rối loạn cương dương được y học định nghĩa là: "Không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cứng của dương vật để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn". Theo thống kê cho thấy biến chứng rối loạn cương xảy ra ở 50 – 60% bệnh nhân tiểu đường là nam giới trên 50 tuổi. Do bệnh tiểu đường hủy hoại mạch máu, làm mạch máu bị tắc hẹp gây cản trở việc huy động máu về thể hang, khiến dương vật không cương cứng được. Đồng thời tiểu đường làm hư hại các dây thần kinh, gây rối loạn dẫn truyền thần kinh, thông tin từ não bộ xuống dương vật bị gián đoạn dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe.
- Bất lực cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tâm lý. Mặc dù không có bất thường về sinh lý, song những lo ngại về khả năng tình dục thường xuyên có thể gây bất lực. Ví dụ, sự sợ hãi của một cơn đau tim trong quan hệ tình dục có thể gây bất lực, mặc dù nỗi sợ hãi đó là vô căn cứ.
- Một số loại thuốc có thể gây bất lực. Ví dụ, một số loại thuốc hạ huyết áp đã được biết là gây ra chứng bất lực ở một số người đàn ông.
60% nam giới mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng rối loạn cương
Xem thêm:
• ALA Công thức vàng hóa giải biến chứng bệnh tiểu đường.
• TPCN Hộ Tạng Đường giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường
- Kiểm soát tốt đường huyết có thể ngăn ngừa các biến chứng dẫn đến liệt dương.
- Đừng quá lo lắng, tâm lý sợ hãi sẽ trở thành nguyên nhân gây bất lực
- Không nên uống quá nhiều rượu. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống một lượng lớn rượu có thể gây bất lực.
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm cho mạch máu bị thu hẹp, gây tắc nghẽn động mạch và có thể dẫn đến bất lực.
- Tim mạch: Ở những người bị bệnh tiểu đường, khả năng tấn công của bệnh tim tăng lên gấp đôi so với những người không bị. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột qụy tăng gấp 5 lần, và nguy cơ tái phát lại cũng cao hơn gấp 2 – 4 lần. Trong 30 năm qua, trường hợp tử vong do bệnh tim ở nam giới mắc bệnh tiểu đường đã chỉ giảm có 13% so với giảm 36% ở nam giới không bị tiểu đường.
- Bệnh võng mạc: Do bệnh tiểu đường gây ra những tổn thương ở mao mạch võng mạc, dẫn đến phù và thiếu máu võng mạc. Bệnh võng mạc cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn từ 20-74 tuổi. Ước tính mỗi năm, bệnh tiểu đường gây ra từ 12.000 đến 24.000 trường hợp mới bị mù.
- Biến chứng trên mạch máu ngoại vi: Thường biểu hiện bằng đau ở đùi, bắp chân, hoặc mông khi tập thể dục, kèm theo cảm giác tê bì, châm chích ở da. Ở Mỹ, ước tính có khoảng hơn 60% bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi. Tỷ lệ này tăng từ 1,4 đến 2,7 lần ở nam giới so với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát đường huyết: Là biện pháp cần thiết đối với cả tiểu đường typ 1 và tiểu đường type 2. Chỉ cần giảm được 1% chỉ số HbA1C thì có thể giảm tới 40% nguy cơ phát triển các biến chứng vi mạch (trên mắt, thận và thần kinh) .
- Kiểm soát huyết áp: Kiểm soát tốt huyết áp có thể làm giảm biến chứng tim mạch (bệnh tim và đột quỵ) khoảng 33% và có thể giảm 50% biến chứng vi mạch (bệnh mắt, thận và thần kinh)
- Kiểm soát lipid máu: Cải thiện cholesterol máu (HDL, LDL và chất béo trung tính) có thể làm giảm các biến chứng tim mạch từ 20% đến 50%.
- Phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng trên mắt, thận và bàn chân: Phát hiện và điều trị sớm biến chứng mắt trên bệnh nhân tiểu đường với phương pháp điều trị bằng laser có thể làm giảm 50% tỷ lệ mất thị lực. Chương trình chăm sóc bàn chân toàn diện có thể làm giảm tỷ lệ cắt cụt chi từ 45% đến 85%.
Đàn ông mắc bệnh tiểu đường được theo dõi thường xuyên bởi một đội ngũ chăm sóc y tế có kiến thức trong việc chăm sóc bệnh tiểu đường là điều kiện vô cùng lý tưởng.
- Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng nếu họ được hướng dẫn thường xuyên về căn bệnh của họ, tìm hiểu và thực hành các kỹ năng cần thiết để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, đồng thời được kiểm tra sức khỏe thường xuyên từ nhóm chăm sóc y tế.
- Thay đổi lối sống có thể là biện pháp hữu ích: Người hút thuốc nên ngừng hút thuốc lá, và những người đàn ông mắc bệnh tiểu đường nên xây dựng cho mình một chế độ tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để giúp họ đạt được cân nặng phù hợp. Giáo dục chăm sóc sức khỏe nhóm là rất quan trọng bởi vì những người bị bệnh tiểu đường thường kéo theo nhiều bệnh mãn tính.
Thật tốt khi họ được theo dõi và quản lý bởi các chuyên gia chăm sóc y tế có tay nghề cao, được đào tạo với các thông tin mới nhất về bệnh tiểu đường để giúp đảm bảo phát hiện sớm và điều trị thích hợp những biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Một cách tiếp cận nhóm để điều trị và theo dõi bệnh phục vụ lợi ích tốt nhất của bệnh nhân.
Xem thêm:
- Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
- Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng