Mối liên quan giữa đề kháng insulin, tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2

Không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, nhưng tốc độ bùng phát của tiểu đường chẳng khác nào đại dịch HIV hay SAT. Bệnh có diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, bắt đầu từ giai đoạn đề kháng insulin, chuyển sang tiền tiểu đường đến khi được chẩn đoán bệnh có thể mất đến 5-10 năm. Do đó, bạn hoàn toàn có đủ thời gian để phòng ngừa căn bệnh này, ngay từ giai đoạn đề kháng insulin.

Insulin và vai trò kiểm soát đường (glucose) trong máu

Insulin là một hormon được sản xuất từ tế bào beta của tuyến tụy - cơ quan nằm phía sau dạ dày. Insulin được coi là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Carbohydrat (chất bột, đường) sau khi ăn, qua nhiều quá trình chuyển hóa sẽ trở thành loại đường đơn giản nhất là glucose. Lúc này, insulin có vai trò như “người vận chuyển” đưa glucose từ máu đi vào tế bào, cung cấp nguyên liệu để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên sau bữa ăn, tuyến tụy sẽ tăng tiết insulin, nhằm thúc đẩy quá trình hấp thu glucose ở cơ bắp, mô mỡ, tế bào gan, từ đó làm giảm lượng đường máu. Đồng thời kích thích lưu trữ glucose dư thừa dưới dạng glycogen ở gan. Ở người khỏe mạnh, chức năng hoạt động này sẽ cho phép nồng độ đường máu luôn duy trì ở mức bình thường từ 3.9-5.5mmol/l (70-99mg/dL).

Vai trò của insulin trong việc kiểm soát đường huyết

Vai trò của insulin trong việc kiểm soát đường huyết

Điều gì xảy ra khi cơ thể đề kháng insulin?

Tình trạng kháng insulin xảy ra khi insulin không thể hoạt động với đúng chức năng nhiệm vụ của mình, làm cho “giao thông” của glucose từ máu đi vào tế bào bị ngưng trệ. Để bù lại, tuyến tụy tiết ngày càng nhiều insulin để cố gắng vận chuyển hết glucose dư thừa, nhằm đưa lượng đường máu trở về phạm vi bình thường.

Theo thời gian, kháng insulin có thể dẫn đến bệnh tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2 vì các tế bào beta không theo kịp với sự gia tăng nhu cầu của cơ thể với insulin. Nếu không có đủ insulin, glucose tích tụ trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường và kéo theo hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, chẳng hạn như làm tăng nồng độ triglycerid, giảm HDL-C (cholesterol tốt), góp phần nguy cơ dẫn đến bệnh tim, tăng huyết áp.

Thông thường, dấu hiệu của đề kháng insulin ít biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên khi chuyển sang mức độ nghiêm trọng, cơ thể sẽ xuất hiện những mảng tối, quầng thâm trên da, nằm ở phía sau cổ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra trên khuỷu tay, đầu gối, khớp ngón tay và nách.

Nguyên nhân gây kháng insulin

Mặc dù chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng đề kháng insulin, nhưng các nhà khoa học cho rằng, yếu tố di truyền ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường sẽ được kích hoạt bởi sự tác động từ lối sống sinh hoạt, trong đó thừa cân và ít vận động chính là yếu tố phổ biến nhất.

Những bằng chứng nghiên cứu cho thấy, có một sự tương tác đặc biệt giữa mô mỡ và các tế bào miễn dịch của cơ thể, gây phản ứng viêm mạn tính, đóng góp vào sự phát triển của tình trạng kháng insulin, bệnh tiểu đường và tim mạch. Một kết quả nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng, sau khi cơ thể tập thể dục, cơ bắp trở nên nhạy cảm hơn với insulin, làm giảm đáng kể tình trạng đề kháng insulin và hạ thấp lượng đường trong máu.

Sử dụng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin, phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường trong tương lai. Hãy liên hệ số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết về sản phẩm này.

Đề kháng insulin liên quan đến tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Tiền tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu hoặc chỉ số HbA1c ở mức cao hơn bình thường nhưng không đủ lớn để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Đây còn được gọi là giai đoạn rối loạn dung nạp glucose, với nguyên nhân là do tình trạng đề kháng insulin. Khi mà các tế bào beta không còn có thể sản xuất đủ insulin để khắc phục tình trạng kháng insulin khiến đường trong máu vẫn tăng, sẽ tiến triển thành tiểu đường type 2.

Làm thế nào để chẩn đoán sự đề kháng insulin và tiền tiểu đường?

Xét nghiệm máu là bước đầu tiên có thể xác định được xem một người có tiền tiểu đường hay không, nhưng nó lại không phải là cách để đánh giá được mức độ đề kháng insulin của cơ thể. Thay vào đó người bệnh có thể được kiểm tra bằng cách đo nồng độ insulin trong máu.

Bạn sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường nếu kết quả kiểm tra đường máu nằm ở giá trị sau:

-    Test đường huyết lúc đói (nhịn đói ít nhất 8h): 5.6-6.9mmo/l (100-125mg/dL). -    HbA1c: 5.7-6.4% -    Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h: 7.8-11.0mmol/l (140-199mg/dL).

Xét nghiệm đường huyết là phương pháp chẩn đoán tiền tiểu đường chính xác nhất

Xét nghiệm đường huyết là phương pháp chẩn đoán tiền tiểu đường chính xác nhất

Những cách giúp đảo ngược quá trình đề kháng insulin đến tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2

Hoạt động thể chất và giảm cân được coi là phương pháp điều trị tốt nhất cho việc khôi phục khả năng đáp ứng của insulin với cơ thể. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người có tiền tiểu đường cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến trình dẫn đến bệnh tiểu đường nếu họ giảm được cân và tăng cường vận động.

-    Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn ít chất béo và hạn chế những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao. Thay vào đó nên lựa chọn nhiều hơn thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp, ăn thêm nhiều các loại rau nhiều màu sắc và trái cây như anh đào, bưởi, mơ, táo… Nên ăn cá thường xuyên, nhất là cá biển chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá mòi để tăng cường sức khỏe tim mạch. Điều đáng lưu ý là nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giúp lượng đường trong máu ổn định trong suốt cả ngày dài.

-    Tập thể dục: Các bài tập aerobic hoặc đi bộ nhanh có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của tế bào đối với insulin. Hãy bắt đầu với thói quen tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.

-    Giảm bớt căng thẳng, stress: Stress làm gia tăng những sản phẩm thải gây hại cho cơ thể, trong đó có cơ chế gây viêm và tăng nặng tình trạng kháng insulin. Do vậy, hãy cố gắng giữ tâm thế luôn thoải mái, thư giãn bằng các động tác hít thở sâu, ngồi thiền. Tránh thức khuya,làm việc gắng sức và không nên hút thuốc lá.

-    Lựa chọn sử dụng những sản phẩm bổ sung có lợi cho việc giảm đề kháng insulin: Từ những năm 30, các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất Alpha lipoic acid (ALA), một dưỡng chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, có vai trò không hề nhỏ đối với quá trình chuyển hóa đường của cơ thể. Những nghiên cứu khoa học đã dần làm sáng tỏ khả năng cải thiện phản ứng của tế bào đối với insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa ALA cùng các thảo dược truyền thống như Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử và Nhàu sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, từ đó phòng ngừa được nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường type 2.

-    Dùng thuốc: Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) không khuyến cáo sử dụng thuốc để điều trị kháng insulin hoặc tiền tiểu đường. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết phải giảm tốt đa nồng độ glucose máu và tăng phản ứng của cơ thể với insulin, một số loại thuốc vốn được ứng dụng trong điều trị bệnh tiểu đường type 2 như Metformin (nhóm biguanide) có thể được chỉ định. Thuốc có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở những người có đề kháng insulin, nhưng hiệu quả sẽ không cao bằng việc giảm cân và vận động.

Tỉnh táo trong việc theo dõi ‘dấu hiệu’ của cơ thể, kết hợp với một lối sống khoa học, thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ là giải pháp tốt nhất giúp bạn phòng ngừa được bệnh tiểu đường từ sớm.

xem bệnh nhân sử dụng tốtTheo nguồn : http://www.drweil.com/health-wellness/body-mind-spirit/heart/insulin-resistance/ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/types/prediabetes-insulin-resistance

----------------------------------------

Thông tin cho bạn : Tpcn Hộ Tạng Đường chứa ALA cùng nhiều thảo dược quý như Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường