Thời tiết và thói quen ăn uống vào những dịp hè khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn và dễ phát triển các biến chứng ở người bệnh tiểu đường.
Việc chăm sóc sức khỏe là một quá trình lâu dài và xuyên suốt hành trình sống của mỗi người. Nhưng với những người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường… vốn được coi là “nhạy cảm” trước những tác động của các yếu tố khách và chủ quan - thì sự cẩn trọng trước tác động của những yếu tố xung quanh lại càng trở nên cần thiết. Thời tiết nắng nóng, thói quen sinh hoạt ngày hè ảnh hưởng không nhỏ đối với bệnh tiểu đường.
Với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì lưu ý hai vấn đề thường gặp vào ngày hè, đó là ăn uống thất thường và thiếu nước. Thực tế vào mùa hè, thời tiết nóng bức, chúng ta dễ có tâm trạng mệt mỏi dễ tạo cảm giác “ngại ăn”, “ăn không ngon miệng” và tâm lý thường thấy là “ăn cho xong bữa”. Từ việc ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết. Hạ đường huyết thường sinh ra những chất làm tăng huyết áp có thể gây ra tai biến mạch máu não. Còn với bệnh nhân tiểu đường có suy mạch vành thì hạ đường huyết cũng là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Ăn nhiều các loại quả như vải, quýt, hồng xiêm... làm đường huyết tăng cao
Mặt khác, mùa hè là mùa của nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, quýt, vú sữa, hồng xiêm… Người bệnh đái tháo đường nếu ăn quá nhiều các loại hoa quả này sẽ khiến đường huyết tăng cao đột biến, dẫn tới nhiều biến chứng cấp tính hoặc thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng mãn tính ở mắt, thận, thần kinh… gây nguy hiểm cho người bệnh. Vào mùa hè, với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, những biến chứng về nhiễm trùng cũng trở thành một mối nguy hiểm không nhỏ và cần phải đề phòng cao ở bệnh nhân tiểu đường.
Hiện tượng cơ thể mất nước, không bổ sung nước kịp thời cũng là một lý do làm cho tình trạng suy thận gia tăng, hoặc tình trạng suy thận nặng hơn. Đặc biệt là khi người bệnh đang dùng kèm theo thuốc lợi tiểu và ức chế men chuyển… Bên cạnh đó, thiếu nước cũng khiến người mắc bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng huyết khối, tắc mạch…
Với những đặc trưng về thời tiết, tâm lý sinh hoạt ngày hè, chúng ta cần quan tâm thêm những yếu tố khác như tránh hoạt động nhiều dưới trời nắng, tránh khát nước, nên ăn nhiều trái cây tươi ít ngọt (dưa bở, dưa hấu, nho ta…) để cung cấp đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể. Bệnh nhân nên duy trì sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ và đảm bảo những yếu tố sinh hoạt kể trên. Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của nền y học, chúng ta đã và đang có những sản phẩm giúp điều hòa và ổn định đường huyết trong cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng cuả tiểu đường với cơ chế tác động trực tiếp vào tác nhân sinh biến chứng tiểu đường. Hiện nay trên thế giới đã ứng dụng và sử dụng rất nhiều sản phẩm chứa thành phần Alpha-lipoic acid (ALA) trong việc điều trị đái tháo đường. ALA là một chất chống oxi hóa mạnh, có tác dụng tấn công các gốc tự do, giúp làm giảm các stress oxi hóa trong tế bào. Bên cạnh đó, ALA còn phục hồi hoạt tính của các chất chống oxi hóa nội sinh khác như vitamin C, vitamin E, Glutathione và tăng sản sinh Glutathione. Nhờ vậy, ALA có tác dụng bảo vệ các mạch máu: phòng ngừa bệnh võng mạc do đái tháo đường, ngăn ngừa tổn thương thận, tổn thương thần kinh ngoại biên & các biến chứng về tim mạch. Khi đường huyết tăng cao, ALA có tác dụng điều hòa nồng độ glucose trong máu nên có tác dụng hỗ trợ cho các thuốc hạ đường huyết, giúp ổn định đường huyết bền vững. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa ALA đang được nhiều bác sĩ và người bệnh tiểu đường tin tường lựa chọn sử dụng, nhất là trong những điều kiện không có lợi cho người bệnh như thời tiết nóng nực, thiếu nước của ngày hè.