Liệt dạ dày do bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến liệt dạ dày và gây ra các triệu chứng khó tiêu, nuốt nghẹn, nuốt khó, trào ngược dạ dày, buồn nôn. Khi mắc phải biến chứng này, người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn, do thuốc bị chậm hấp thu.

Khi nồng độ đường trong máu cao kéo dài sẽ kích thích sinh các gốc tự do tấn công, phá huỷ các mạch máu nuôi dưỡng hệ thống thần kinh. Dây thần kinh phế vị có chức năng điều tiết hệ tiêu hoá, do thiếu oxy và dinh dưỡng nên không thể thực hiện đúng nhiệm vụ của nó. Thức ăn trong dạ dày không được nhào trộn, nghiền nát mà kết tụ thành từng khối làm cản trở lưu thông xuống ruột. Hiện tượng này được gọi là liệt dạ dày.

Các triệu chứng của liệt dạ dày trong tiểu đường

Dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh liệt dạ dày là cảm giác đầy bụng, buồn nôn sau khi ăn và nôn ra thức ăn chưa được tiêu hoá. Đây là những dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, vì vậy đôi khi thường bị người bệnh bỏ qua. Ở trường hợp liệt dạ dày do biến chứng tiểu đường, người bệnh có các triệu chứng đặc trưng hơn, như:

  • Đầy hơi, khó tiêu và trào ngược dạ dày
  • Buồn nôn và nôn ngay cả khi đã kết thúc bữa ăn rất lâu
  • Đường huyết mất ổn định
  • Rất nhanh no và ăn không ngon miệng, đi kèm với sụt cân.

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên là do suy giảm chức năng của dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này có vai trò kiểm soát hoạt động của đường tiêu hoá, bao gồm báo hiệu cho các cơ dạ dày co bóp và đẩy thức ăn vào ruột non. Do bị tổn thương bởi bệnh đái tháo đường, dây thần kinh phế vị không thể gửi tín hiệu bình thường đến các cơ dạ dày khiến thức ăn không được nghiền nát, nhào trộn và bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn.  Vì vậy, cơ thể có cảm giác khó tiêu, trào ngược, nặng hơn có thể gây nôn. Mặt khác, thức ăn không được hấp thu bình thường nên cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, người bệnh dễ bị tụt đường huyết và sụt cân.

TPCN Hộ Tạng Đường – Sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, giúp ổn định đường huyết. Với nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho người bệnh dùng lâu dài. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0936 057 996 để biết thêm thông tin chi tiết.

Liệt dạ dày do biến chứng tiểu đường

Liệt dạ dày do biến chứng tiểu đường

Biến chứng của liệt dạ dày do tiểu đường

Liệt dạ dày có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm không kém các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.

  • Ở người bệnh liệt dạ dày, thức ăn tích tụ lâu ngày trong dạ dày mà không được tiêu hóa dễ dàng sinh các ổ viêm nhiễm, nặng có thể xuất huyết.
  • Thức ăn trong dạ dày có thể kết tụ thành khối rắn chắc, được gọi là Benzoars (sỏi dạ dày), làm tắc nghẽn đường vận chuyển thức ăn xuống ruột non.
  • Khó khăn trong kiểm soát đường huyết. Người bệnh tiểu đường có biến chứng liệt dạ dày sẽ gặp khó khăn hơn nhiều người bệnh khác bởi tốc độ rỗng dạ dày của họ không dự đoán được. Thức ăn bị giữ lại trong dạ dày một thời gian, sau đó có thể bị đẩy đột ngột xuống ruột non khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng và khó kiểm soát.

Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên bác sỹ sẽ hỏi bạn về triệu chứng và tiền sử bệnh tật. Tiếp theo, một số xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng sẽ được chỉ định, bao gồm:

  • Chụp X – Quang: Bạn được uống một chất lỏng có chứa Bari. Chất lỏng này sẽ bao phủ niêm mạc thực quản, dạ dày, ruột non và hiển thị trên hình ảnh X-quang.
  • Quét độ rỗng dạ dày với đồng vị phóng xạ: bệnh nhân sẽ được ăn thức ăn có chứa đồng vị phóng xạ, sau đó nằm dưới một máy quét để theo dõi lượng thức ăn trong dạ dày. Liệt dạ dày được chẩn đoán nếu sau 2 giờ, hơn một nửa lượng thức ăn vẫn còn nằm trong dạ dày.
  • Đo áp lực dạ dày: bằng một ống nhỏ dài đưa qua đường miệng vào dạ dày, giúp đo hoạt động điện và cơ bắp dạ dày để xác định tốc độ tiêu hoá thức ăn.
  • Ghi điện dạ dày (Electrogastrography): Đo hoạt động điện của dạ dày thông qua một điện cực đặt trên da.
  • Ngoài ra, nội soi và siêu âm có thể thực hiện để kiểm tra kỹ hơn niêm mạc dạ dày và loại trừ các bệnh lý khác.

Liệt dạ dày là một chứng bệnh mãn tính không có thuốc điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính trong điều trị bệnh liệt dạ dày do tiểu đường là, giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ngăn ngừa trào ngược dạ dày, đồng thời kiểm soát ổn định đường huyết để phòng các trường hợp liệt dạ dày tiến triển nặng hơn. Một số thuốc giúp kiểm soát liệt dạ dày là:

  • Thuốc chống nôn: uống trước khi ăn để làm giảm buồn nôn, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua dạ dày.
  • Kháng sinh nhóm macrolid: là kháng sinh gây co bóp và giúp làm rỗng dạ dày, được dùng trong một số ít trường hợp không đáp ứng với thuốc chống nôn.

Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường

Bệnh liệt dạ dày nếu do một nguyên nhân khác không phải tiểu đường, kiên trì điều trị sẽ giảm được triệu chứng và cải thiện sức khỏe. Nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì việc điều trị liệt dạ dày rất khó khăn, song song với giảm triệu chứng liệt dạ dày còn phải luôn ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng thần kinh do tiểu đường. Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh, đặc biệt là những người bị liệt dạ dày do tiểu đường.

  • Thông báo ngay với bác sĩ điều trị tiểu đường khi nghi ngờ mình bị liệt dạ dày. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc (thời gian, liều lượng insulin…) và kết hợp điều trị liệt dạ dày cho người bệnh.
  • Kiên trì kiểm soát đường huyết: Người bệnh tiểu đường nếu kiểm soát tốt đường huyết sẽ hạn chế được đáng kể những triệu chứng và mức độ tiến triển của liệt dạ dày. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị liệt dạ dày, bạn vẫn cần lưu ý giữ đường huyết ổn định trong ngưỡng an toàn.
  • Thay đổi chế độ ăn: ở người bệnh tiểu đường, chế độ ăn đã phải tuân theo những quy tắc riêng nhằm giúp kiểm soát đường huyết. Khi mắc thêm biến chứng liệt dạ dày, bạn càng phải chú ý chế độ ăn hơn. Lựa chọn thực phẩm mềm, đủ dinh dưỡng và chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn không cảm thấy quá no và dễ dàng tiêu hoá hơn. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn giàu chất béo và chất xơ do khó tiêu hoá.

Điều trị liệt dạ dày do biến chứng tiểu đường cần kết hợp nhiều phương pháp

Điều trị liệt dạ dày do biến chứng tiểu đường cần kết hợp nhiều phương pháp

Liệt dạ dày không những làm suy giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mà còn gây khó khăn trong kiểm soát đường huyết ở bệnh tiểu đường. Vì vậy, theo dõi để phát hiện và sớm có biện pháp kiểm soát bệnh liệt dạ dày do biến chứng tiểu đường là điều tối cần thiết để người bệnh bảo đảm sức khoẻ của chính mình.

Nguồn tham khảo: http://www.webmd.boots.com/

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả