Một số người khi thấy kiến bu vào nước tiểu thì rất lo lắng và nghĩ rằng mình đã mắc bệnh tiểu đường. Thực tế, chỉ bị kiến bu vào nước tiểu thôi đã đủ cơ sở để chẩn đoán tiểu đường hay chưa? Hãy tìm hiểu các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong bài viết sau đây.
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa đường, khiến người mắc có nồng độ đường glucose trong máu tăng cao. Glucose trong máu là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể, được lấy từ các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Insulin là một loại hormon được sản xuất ở tuyến tụy, nó có nhiệm vụ đưa glucose vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào sử dụng. Khi tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc insulin hoạt động kém hiệu quả, thì glucose sẽ tồn đọng lại trong máu thay vì được sử dụng làm năng lượng, làm cho đường máu tăng cao.
Bệnh tiểu đường gồm có 3 loại chính là tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, và tự khỏi sau khi sinh em bé nếu người mẹ có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
Mặc dù có nguyên nhân khác nhau, nhưng các loại bệnh tiểu đường này có chung những dấu hiệu điển hình, sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau của bài viết.
Câu trả lời là: Chưa hẳn!
Kiến bu vào nước tiểu – dấu hiệu bệnh tiểu đường?
Khi lượng đường trong máu quá cao, vượt qua khả năng lọc máu của thận, thì cơ thể sẽ đào thải bớt đường ra ngoài qua đường tiết niệu (nước tiểu). Vì nước tiểu có đường ngọt, nên hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng bị kiến bu.
Tuy nhiên, trong nước tiểu còn có nhiều thành phần khác “hấp dẫn” kiến, đó là chất đạm (protein), vitamin và khoáng chất… Bởi vậy, để chẩn đoán tiểu đường, đừng chỉ nhìn vào dấu hiệu kiến bu nước tiểu, mà cần dựa vào xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm máu HbA1c hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose.
Xem thêm: Các xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường
Thông thường, người bệnh tiểu tiểu đường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Ở người bệnh tiểu đường typ 1, các triệu chứng thường xuất hiện rầm rộ, diễn biến nhanh trong vài tuần hoặc đôi khi vài ngày. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không rõ ràng và người bệnh thường được chẩn đoán khi xét nghiệm máu.
Như vậy, kiến bu vào nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để xác định chính xác, bạn hãy tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa nội tiết để làm xét nghiệm máu.
Xem thêm:
Tham khảo:
https://www.webmd.boots.com/diabetes/guide/diabetes-symptoms
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes
Danh sách bình luận
Ngày hôm qua tôi có uống sữa ông Thọ, sáng nay khi tôi mới ngủ dậy tôi đi vệ sinh và một lúc sau tôi thấy một nhóm kiến bu vào nước tiểu của tôi liệu đây có phải bệnh lý gì không?? Tôi rất lo sợ bệnh lý này
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng với biểu hiện đường máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Cụ thể, khi đường huyết của cơ thể cao hơn khả năng tái hấp thu của thận (lớn hơn hoặc bằng 180mg%), lúc này lượng đường đã vượt ngưỡng cho phép sẽ bài tiết qua nước tiểu. Như vậy, trong nước tiểu có chứa đường nên thu hút kiến. Điều này cho thấy bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường nhưng không được phát hiện hoặc không kiểm soát tốt đường huyết, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở người cao tuổi do rối loạn chuyển hóa glucid, kém hấp thu.
Do vậy bạn có thể đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe đang gặp phải nhé!
Nếu có băn khoăn cần giải đáp bạn liên hệ hotline 0936057996 nhé! Chúc bạn sức khỏe.
Thông qua chia sẻ ở trên, hiện tại bác hoàn toàn uống được Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần, duy trì sử dụng đủ liệu trình ít nhất từ 3 – 6 tháng và cách thời điểm uống thuốc tây từ 1 – 2 giờ để đảm bảo độ hấp thu của sản phẩm. Khi uống Hộ Tạng Đường sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm, ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol cho bác.
Bên cạnh đó, bác cần tuân thủ sử dụng thuốc tây và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời cần chú ý đến chế độ ăn có kiểm soát, cụ thể như sau:
+ Hạn chế tinh bột, hạn chế chất béo, ăn các loại thịt nạc, thịt trắng như thịt gà, cá, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi ít đường như táo, cam, bưởi, thanh long,…
+ Không uống các đồ uống chứa các chất kích thích như gas, cồn, cafein...
+ Vận động thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Nước tiểu có chứa rất nhiều chất khác nhau có thể thu hút kiến chứ không phải chỉ có đường, đặc biệt thành phần nước tiểu có liên quan đến chế độ ăn trước đó, vì vậy không phải cứ kiến bu vào nước tiểu sẽ bị tiểu đường. Trước đó 2 tuần bạn đã đi làm xét nghiệm thử tiểu đường với kết quả là bình thường do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm là bạn không bị tiểu đường bạn nhé!
Thân mến!
Chúng tôi xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hiện tượng kiến bu không đủ để đánh giá bạn có bị tiểu đường hay không
Kiến bu vào da chân, da tay, nước tiểu, nước bọt đôi khi có thể do tình cờ. Do đó, nếu bạn lo lắng về nguy cơ bị tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết. Xét nghiệm này khá đơn giản, có thể thực hiện tại bất cứ cơ sở y tế nào. Và kết quả sẽ cho biết đường huyết của bạn cao, thấp hay bình thường.
Bảng chỉ số đường huyết bình thường, tiền tiểu đường, tiểu đường
- Đường huyết khi đói (sau nhịn ăn 8h qua đêm) từ 70 - 100 mg/dl (4.0 - 5.5 mmol/l) là bình thường, từ 101-125 mg/dl (5.6 - 6.9 mmol/l) là tiền tiểu đường, từ 126 mg/dl (7.0 mmol/l) là tiểu đường.
- Đường huyết sau ăn 2h ≤ 139 mg/dl (7.7 mmol/l) là bình thường, 140 - 199 mg/dl (7.8 - 11 mmol/l) là tiền tiểu đường và ≥ 200 mg/dl (11.1 mmol/l) là tiểu đường.
Nếu có thắc mắc khác về tiểu đường, bạn có thể gọi trực tiếp cho chúng tôi theo đường dây nóng 0962 326 300 để được hỗ trợ.
Chúc bạn sức khỏe!