Hôn mê - Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Tăng đường huyết hay hạ đường huyết quá mức ở người bệnh đái tháo đường đều có thể dẫn đến hôn mê – một biến chứng cấp tính nguy hiểm của tiểu đường.

Hôn mê là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), thường xảy ra đột ngột và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hôn mê ở tiểu đường, đó là:

Hôn mê do nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là một biến chứng phổ biến của ĐTĐ và gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa thứ phát nặng nề có thể gây tử vong. Nhiễm toan ceton do ĐTĐ được đặc trưng bằng tam chứng tăng glucose máu, nhiễm toan chuyển hóa và nhiễm ceton máu. Sự thiếu hụt insulin nghiêm trọng hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (đề kháng insulin), khiến nồng độ đường máu tăng cao, làm tăng phân giải lipid, dẫn đến oxy hóa các axít béo và nhiễm toan ceton. Nồng độ glucose máu thường trên 27,8 mmol/L (500 mg/dL) và dưới 44,4 mmol/L (800 mg/dL). Đây là một biến chứng nguy hiểm phần lớn gặp ở người bệnh đái tháo đường type 1, ít gặp ở ĐTĐ type 2. 

Các dấu hiệu sớm của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy và tăng thông khí, thở nhanh và sâu, hơi thở có mùi ceton. Đau bụng, buồn nôn và nôn có thể do viêm tụy hoặc nhiễm trùng ổ bụng, cả hai nguyên nhân này đều có khả năng khởi phát nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Mất nước toàn thể nặng với các biểu hiện da khô, khô các màng niêm mạc, mạch nhanh, tụt huyết áp hay tình trạng sốc. Thường có giảm thân nhiệt (song có thể tăng thân nhiệt khi yếu tố gây mất bù là nhiễm khuẩn hoặc khi có tình trạng mất nước trong tế bào nặng). Khi tình trạng tăng glucose máu tồi hơn thì các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện và tiến triển tới các trạng thái ngủ gà, tổn thương thần kinh trung ương, trạng thái sững sờ, co giật và hôn mê. Đây là một biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được xử trí kịp thời.

Các yếu tố khởi phát phổ biến nhất bao gồm nhiễm khuẩn và không tuân thủ điều trị insulin. Truyền insulin liên tục là nguyên tắc cơ bản trong điều trị nhiễm toan ceton do ĐTĐ, kết hợp với bù dịch, cân bằng điện giải, tìm kiếm và điều trị các yếu tố khởi phát.

Tăng đường huyết hay hạ đường huyết đều có thể dẫn đến hôn mê trong bệnh tiểu đường 

Tăng đường huyết hay hạ đường huyết đều có thể dẫn đến hôn mê trong bệnh tiểu đường 

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Tăng áp lực thẩm thấu máu cũng là một biến chứng chuyển hóa cấp tính và nặng nề của ĐTĐ, chủ yếu gặp ở bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường type 2, tỷ lệ tử vong cao. Trong nghiên cứu thống kê tại khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai năm 1997, tỷ lệ tử vong trong tăng áp lực thẩm thấu máu do ĐTĐ vào khoảng 30%. Trong tăng áp lực thẩm thấu máu do ĐTĐ, nồng độ glucose máu thường vượt quá 56 mmol/L (1000 mg/dL).

Để phòng ngừa biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, người bệnh cần được ổn định đường huyết bền vững bằng cách sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường kết hợp thuốc điều trị. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936 057 996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu máu do ĐTĐ xuất hiện âm thầm với các biểu hiện đái nhiều, khát nhiều và sút cân, thường dai dẳng trong một vài ngày trước khi nhập viện. Đây là các biểu hiện sớm nhất của tăng glucose máu. Khi mức độ hoặc khoảng thời gian tăng glucose máu tiến triển hoặc kéo dài thì các triệu chứng thần kinh như ngủ gà, các dấu hiệu thần kinh trung ương (liệt nửa người hoặc giảm thị lực), sững sờ và thậm chí co giật có thể xuất hiện và tiến triển tới hôn mê ở những giai đoạn muộn hơn. Các triệu chứng thần kinh này rất phổ biến trong tăng áp lực thẩm thấu máu do ĐTĐ. Ngoài ra, người bệnh còn bị mất nước toàn thể nặng với các biểu hiện: Mất nước ngoài tế bào - sút cân nhanh, da khô, nhãn cầu trũng, giảm độ chun giãn da, mạch nhanh, tụt huyết áp và đái ít. Mất nước trong tế bào - thường xuất hiện muộn và nặng nề hơn với các biểu hiện khô các màng niêm mạc, sốt, dấu hiệu khát nước thường không còn được biểu hiện rõ.

Các yếu tố khởi phát phổ biến nhất cũng do nhiễm khuẩn và không tuân thủ điều trị insulin, do khả năng uống hay hấp thụ nước suy giảm bởi các tình trạng bệnh lý nền (bệnh lý thần kinh…), đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi, có thể gây mất nước nặng và tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu do ĐTĐ.

Truyền dịch và điều chỉnh các rối loạn điện giải là nguyên tắc cơ bản trong điều trị tăng náp lực ồng độ thẩm thấu máu do ĐTĐ, kết hợp tiêm insulin để điều trị tăng glucose máu, đồng thời tìm kiếm và điều trị các yếu tố khởi phát.

hotline

Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucose) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít). Khi bị hạ đường huyết, người bệnh có cảm giác đói, mệt mỏi đột ngột, run tay, chân, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt. Ở thể nhẹ bệnh nhân thường không chịu được đói, người run, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ. Ở thể vừa, có trường hợp rối loạn tinh thần, có cơn thao cuồng, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, đôi khi xuất hiện cơn co giật như động kinh, nhìn đôi, luôn ủ rũ và tính dễ bị kích động. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Cũng có trường hợp buồn nôn, đôi khi đau bụng, ngất. Ở thể nặng, hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân, nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày, tiêm glucose thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Điều đặc biệt trong hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, hay bị đi bị lại nhiều lần. Khi có dấu hiệu bị hạ đường huyết, người bệnh phải ngay lập tức ăn nhẹ một chút đường hay bánh ngọt, kẹo ngọt để nâng đường huyết lên.

Để phòng ngừa hôn mê do ĐTĐ, người bệnh cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc đúng liều, đúng giờ. Không nên vì quá nóng vội mà dùng thuốc quá liều hoặc tự ý đổi liều, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn hay ngưng điều trị đột ngột. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Nên ăn đúng giờ, hợp với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường. Không nên hoạt động thể lực quá mức. Tránh uống nhiều rượu bia chất kích thích. Nếu có dấu hiệu hôn mê cần nhanh chóng đưa vào bệnh viện, hay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ sẽ nhanh chóng dùng các biện pháp điều trị đảm bảo chức năng sống như đặt nội khí quản, cho thở máy, bổ sung dịch, truyền insulin, điều chỉnh điện giải, chống huyết khối tĩnh mạch… 

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả