28/04/2016
1.493 lượt xem
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Syndrome) hay còn gọi là hội chứng kháng insulin là một nhóm các dấu hiệu có liên quan đến thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, huyết áp cao… Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết: có 35% người lớn đang gặp phải tình trạng này. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, đặc biệt là đái tháo đường type 2.
Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Nếu bạn khắc phục được hội chứng chuyển hóa thì sức khỏe sẽ dần hồi phục.
Hội chứng chuyển hóa
kháng insulin là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Kháng insulin tức là tình trạng cơ thể không sử dụng được
insulin đúng cách.
Insulin là một hormon có nhiệm vụ di chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo thành năng lượng. Đề kháng insulin xảy ra dẫn đến đường huyết cao, liên quan chặt chẽ đến sự thừa cân, béo phì, di truyền và tuổi tác.
Các yếu tố nguy cơ gây hội chứng chuyển hóa:
Ngoài các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường type 2, béo phì… hội chứng chuyển hóa còn có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang PCOS, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh thận mạn tính.
Nếu bạn đang có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ kể trên, hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2
Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa thế nào?
Khi bạn có 3 trong số các yếu tố nguy cơ kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm. Có thể bạn vẫn cảm thấy khỏe khoắn nhưng hội chứng chuyển hóa cũng như “nước ấm nấu ếch”, đến khi phát hiện ra mình mắc bệnh tật thì đã muộn.
Có thể không cần thiết để tiến hành xét nghiệm riêng kiểm tra từng chỉ số trong cơ thể. Bác sĩ có thể rút ngọn bằng cách kiểm tra xem bạn có đang trong giai đoạn
tiền đái tháo đường hay không. Bởi vì đa phần những người tiền đái tháo đường đều gặp hội chứng chuyển hóa.
Có 3 xét nghiệm máu được dùng cho người bệnh mắc tiền đái tháo đường là:
- Xét nghiệm
Chỉ số HbA1c
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói FPG
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống OGTT
Điều trị hội chứng chuyển hóa
Mục tiêu điều trị hội chứng chuyển hóa là làm giảm nguy cơ phát triển
đái tháo đường và tim mạch, duy trì sức khỏe cho người bệnh. Để làm được điều này, bạn cần:
- Có kế hoạch ăn uống lành mạnh: Nên lựa chọn các sản phẩm sữa không béo hoặc ít chất béo; ăn cá hồi, cá ngừ khoảng 2 lần/tuần; bổ sung thêm các loại trái cây, rau, củ như táo, chuối, mận, lê, đậu xanh, đậu lăng, bông cải xanh…; hạn chế các thực phẩm không tốt như thịt đỏ, dầu cọ và dừa, đồ ăn ngọt…
- Luyện tập thường xuyên 30 – 45 phút mỗi ngày và 3 – 5 ngày mỗi tuần.
- Giảm stress bằng cách tập thiền, yoga, nghe nhạc, tâm sự những vấn đề mà mình đang gặp phải với một người bạn.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm thuốc hạ cholesterol máu, thuốc hạ đường huyết hoặc liều thấp aspirin để phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Khi bạn được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa thì đó là một điều may mắn, do bạn sẽ được hướng dẫn để làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường. Vì vậy đừng quá lo lắng, mà hãy tích cực thực hiện theo những lời khuyên ở trên.
Xem thêm:
- Nguy cơ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường
- Tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì? 6 mẹo ăn uống bạn cần biết
Theo nguồn:
http://www.niddk.nih.gov
http://www.webmd.com