Dù lượng đường trong máu cao hơn bình thường, người tiểu đường vẫn có nguy cơ hạ đường huyết. Để hạn chế sự xuất hiện của biến chứng cấp tính này, bạn phải hiểu rõ hạ đường huyết là gì, nguyên nhân và cách xử trí khi gặp.
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống dưới 70 mg/dl (3.9 mmol/l) với người bình thường. Ở người tiểu đường, mỗi người sẽ có một giá trị khác nhau tùy thuộc vào mức đường huyết bình thường của họ. Ví dụ một người có mức đường huyết trung bình khoảng 8 mmol/l nay xuống còn 6 mmol/l đã có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Khi hạ đường huyết xuất hiện, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các dấu hiệu cảnh báo như:
Với người tiểu đường, có 3 yếu tố chính tác động đến lượng đường trong máu: chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thuốc hạ đường huyết. Bình thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp kiểm soát 3 yếu tố này với mức độ khác nhau. Nếu áp dụng sai hướng dẫn hoặc lạm dụng bất cứ cách điều trị nào, bạn sẽ có nguy cơ hạ đường huyết.
Dưới đây là 5 nguyên nhân mà người bệnh tiểu đường hay mắc phải:
Nóng vội trong các điều trị tiểu đường khiến nhiều người có thể bị hạ đường huyết.
Câu trả lời là có. Lượng đường trong máu giảm trầm trọng có thể dẫn tới co giật, hôn mê, mất ý thức, tăng nguy cơ tai nạn hoặc tổn thương não. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ phát ra các dấu hiệu cảnh báo ngay khi đường huyết xuống thấp. Điều bạn cần làm là lắng nghe cơ thể mình và kịp thời xử trí.
Hạ đường huyết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Tùy từng mức độ hạ đường huyết, bạn sẽ cần xử trí theo những cách khác nhau.
Ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên, bạn hãy áp dụng quy tắc 15: Bổ sung 15 g đường, chờ 15 phút rồi đo đường huyết. Nếu sau 2 lần áp dụng, lượng đường trong máu chưa hồi phục, bạn cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ chuyên sâu.
Bạn có thể nhận được 15 g đường bằng cách sử dụng:
Khi này, người bệnh cần sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Tuyệt đối, không cố gắng cho người bệnh uống nước đường, tránh nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp.
Bạn có thể tránh xa biến chứng hạ đường huyết bằng cách ngăn chặn nguyên nhân gây ra.
Với nguyên nhân liên quan đến thuốc hay các sản phẩm hạ đường huyết, rất đơn giản, bạn chỉ cần hỏi rõ bác sĩ liều dùng, thời điểm dùng, cách dùng đúng và áp dụng theo hướng dẫn đó. Ngoài ra, bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn phán đoán loại thuốc mình đang dùng có hiệu quả không, mức độ hiệu quả như thế nào và phát hiện sớm những bất thường.
Đặc biệt, bạn cần cẩn trọng trước khi áp dụng các phương pháp giảm đường huyết cấp tốc. Bởi đường cũng là nguồn năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Giảm lượng đường quá nhanh vô tình khiến cơ thể bạn bị “vắt kiệt”.
Với nguyên nhân về chế độ ăn, thay vì kiêng khem quá mức, hãy lựa chọn thực phẩm một cách thông minh.
Xem thêm: Danh sách các thực phẩm có chỉ số GI thấp.
Với nguyên nhân về tập luyện, bạn nên tập với cường độ vừa phải. Nếu muốn tăng cường độ tập, bạn nên tăng từ từ để cơ thể thích nghi. Ngoài ra, trước khi tập khoảng 30 phút, bạn có thể ăn nhẹ để cơ thể có đủ năng lượng chuẩn bị cho buổi tập.
Xem thêm: 5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường
Hi vọng với những thông tin xoay quanh vấn đề “hạ đường huyết là gì?” được nêu trong bài viết, bạn sẽ hoàn toàn tránh xa được biến chứng nguy hiểm này.
Kinh nghiệm ổn định đường huyết bền vững và an toàn.
Xem thêm:
- Những yếu tố ảnh hưởng tới đường huyết và cách kiểm soát
- Thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.
Tham khảo:
https://www.healthline.com/health/hypoglycemia#symptoms
https://www.medicalnewstoday.com/articles/166815.php