Hạ đường huyết ban đêm: Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức cao. Trong quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh có thể gặp phải biến chứng cấp tính hạ đường huyết nguy hiểm, đặc biệt là nếu hạ đường huyết xảy ra vào ban đêm.

Cơ thể người sử dụng năng lượng chính từ đường glucose được phân cắt từ thức ăn giàu tinh bột, đường. Trong đó, não bộ là cơ quan đặc biệt tiêu tốn đến 20% tổng mức năng lượng này. Do đó, việc đường huyết bị hạ nếu không được phát hiện sẽ khiến các tế bào não “đói năng lượng”, làm tăng nguy cơ chết não hoặc tử vong trong đêm.

Hạ đường huyết ban đêm là gì?

Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng đường trong máu hạ thấp vào ban đêm hoặc trong khi ngủ. Giới hạn chỉ số cảnh báo hạ đường huyết rất rộng, từ 3.9 - 6.4mmol/l tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Hạ đường huyết ban đêm khá phổ biến và gần như ảnh hưởng tới tất cả người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 sử dụng insulin. Một nghiên cứu gần gây tại Mỹ công bố, có đến một phần ba số bệnh nhân tiểu đường không trao đổi với bác sĩ về việc có những dấu hiệu khi bị hạ đường huyết vào ban đêm. Tuy phổ biến, nhưng biến chứng nguy hiểm này của bệnh tiểu đường thường bị bỏ qua và không được điều trị.

 Hạ đường huyết ban đêm làm tăng nguy cơ tổn thương não ở người bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết ban đêm làm tăng nguy cơ tổn thương não ở người bệnh tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, đồng thời giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Dấu hiệu của hạ đường huyết ban đêm

Những dấu hiệu tiêu chuẩn để nhận biết hạ đường huyết bao gồm: đổ mồ hôi lạnh, căng thẳng, mệt mỏi cùng cực, cảm giác chóng mặt, mắt nhìn mờ, tim đập loạn nhịp… rất rõ ràng vào ban ngày, thì triệu chứng hạ đường huyết vào ban đêm lại khó được phát hiện.

Người bệnh bị hạ đường huyết sang mai thức dậy thường thấy đầu tóc ướt sũng mồ hôi, tăng buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và đau đầu nhiều. Ngoài những triệu chứng trên thì hạ đường huyết xảy ra vào ban đêm sẽ có thêm những triệu chứng sau:

- Ngủ không ngon, cảm giác bồn chồn, lo lắng

- Mộng du hoặc ác mộng

- Cơ thể mê mệt, muốn dậy nhưng không thể dậy (bóng đè)

Nguyên nhân gây hạ đường huyết ban đêm

Cơ thể tự điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết bằng cách kích thích tiết hai hormon là glucagon và epinephrine để nâng cao lượng đường trong máu. Bình thường, glucagon sẽ có nồng độ thấp nhất vào ban đêm. Nhưng ở người bệnh tiểu đường, tuyến tụy bị suy yếu lại càng làm giảm khả năng bài tiết hormon này, từ đó khiến đường huyết không được kiểm soát.

Xem thêmHạ đường huyết ban đêm: Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Dưới đây là một vài yếu tố nguy cơ thúc đẩy biến chứng hạ đường huyết ban đêm ở người bệnh tiểu đường:

- Sử dụng quá liều insulin

- Vận động thể chất trong ngày làm tăng độ nhạy cảm insulin vào đêm

- Uống nhiều rượu bia

- Quên ăn tối

- Quên ăn nhẹ vào ban đêm trong khi trước đó vẫn thường ăn đêm

Điều trị hạ đường huyết ban đêm

Điều trị hạ đường huyết ban đêm cũng tương tự như cách đối phó với hạ đường huyết ban ngày. Đó là ngay khi phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần ăn ngay từ 10 - 15 gram thực phẩm có khả năng giải phóng đường nhanh chóng như kẹo ngọt hoặc viên nén glucose mua tại nhà thuốc. Người bệnh cũng có thể ăn một khoanh bánh mỳ sau đó để giảm nguy cơ đường huyết xuống quá thấp. Sau khi ăn 15 phút, kiểm tra lại đường huyết, nếu không có dấu hiệu cải thiện cần lặp lại bước đầu tiên. Ở lần kiểm tra thứ 2, chỉ số đường huyết không được cải thiện, người bệnh nên nhanh chóng vào viện để được xử lý cấp cứu.

Các cách phòng tránh hạ đường huyết ban đêm

Để tránh biến chứng liên quan đến hạ đường huyết vào ban đêm, người bệnh cần làm theo các cách dưới đây:

- Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ bằng máy đo đường huyết cầm tay. Nếu lượng đường huyết quá thấp, bạn nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ

- Tìm hiểu các triệu chứng của hạ đường huyết ban đêm đã được ghi lại chi tiết ở trên để có biện pháp dự phòng sớm, đặc biệt là nếu bệnh nhân ngủ một mình.

- Không được bỏ bữa tối vì đây là thời điểm bổ sung đường cho cơ thể qua thực phẩm. Người bệnh nên chọn những loại thực phẩm tiêu hóa chậm, đảm bảo lượng đường phóng thích vào máu ở mức độ ổn định vừa phải.

- Không tập thể dục quá mức buổi tối khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh chóng.

- Không uống rượu trước khi đi ngủ vì rượu làm giảm đường trong máu.

Bị hạ đường huyết ban đêm không nên tập thể dục buổi tối

Ngay cả khi người bệnh đã dự phòng kỹ càng biến chứng hạ đường huyết vào ban đêm thì tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Do đó, người bệnh cần có sự chuẩn bị trước để đảm bảo an toàn bằng cách chuẩn bị sẵn đồ ăn trên giường ngủ để có thể ăn ngay khi bị hạ đường huyết. Bên cạnh đó, hãy hỏi bác sỹ điều trị về những loại thuốc có khả năng làm hạ đường huyết vào ban đêm và lựa chọn loại thuốc thay thế nếu cần thiết.

Xem thêm: 

Những yếu tố ảnh hưởng tới đường huyết và cách kiểm soát

Đường huyết (đường máu) và ngưỡng giá trị an toàn trong từng thời điểm

Tham khảo

http://www.belmarrahealth.com/nocturnal-hypoglycemia-a-risky-nighttime-diabetes-complication/

http://www.diabetes.co.uk/nocturnal-hypoglycemia.html

----------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh…

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường