Sẽ chẳng dễ dàng gì khi biết mình bị tiểu đường, bạn có thể thấy shock, tức giận, căng thẳng và sợ hãi. Nhưng những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường mà bạn và nhiều người bệnh khác sẽ trải qua. Điều quan trọng nhất là bạn cần chuyển chúng thành động lực để đối phó với bệnh ngay từ thời điểm phát hiện và cả tương lai về sau.
Choáng, bối rối và có lẽ bạn phải cần một vài phút để định thần lại những gì bác sỹ vừa chẩn đoán. Bạn còn nghi ngờ liệu kết quả đó có đúng hay không và từ chối việc điều trị sắp tới. Thậm chí, bạn có thể yêu cầu được làm các xét nghiệm kiểm tra lại.
Việc chấp nhận sự thật này chỉ bắt đầu khi bạn xác định được tiểu đường sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống và phải chung sống suốt đời với nó bằng việc từng bước điều chỉnh lối sống, thường xuyên kiểm tra đường huyết và dùng thuốc.
Sợ hãi vì chưa biết nhiều về bệnh, có quá nhiều thông tin cần tìm hiểu mà bạn chưa biết bắt đầu từ đâu. Và bạn lo lắng về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhất là nỗi lo về các biến chứng do tiểu đường gây ra. Nhưng bạn hoàn toàn có thể giải tỏa được nỗi lo lắng đó bằng cách chủ động tìm hiểu những thông tin về bệnh, cũng như các phương pháp điều trị, về chế độ ăn uống, luyện tập hay các giải pháp hỗ trợ giúp bạn phòng ngừa biến chứng.
Bất ngờ, lo lắng, sợ hãi là những cảm xúc thường gặp khi được chẩn đoán tiểu đường
Hẳn bạn sẽ nghĩ: Thật không công bằng khi phải đối phó với bệnh tiểu đường, bỗng nhiên phải uống thuốc, phải thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh, phải kiểm tra đường huyết, phải đến gặp bác sĩ thường xuyên ….Tất cả những điều này dường như thật phiền phức!
Cảm xúc này rất đáng được cảm thông. Bạn hãy cố gắng kiểm soát cơn tức giận của mình bằng cách biến nó thành những hành động tích cực chẳng hạn như tập thể dục – điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Hãy gọi đến số điện thoại: 0936 057 996 (trong giờ hành chính) để được chúng tôi tư vấn về những giải pháp hỗ trợ giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng và kiểm soát tốt đường huyết.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, cũng giống như cảm xúc sau khi bị chẩn đoán nhiều bệnh nguy hiểm khác, bạn có thể trải qua cảm giác đau buồn, mất mát. Bạn hiểu rằng, cuộc sống của mình từ nay đã thay đổi mãi mãi và bạn giá như mình không có bệnh. Tiểu đường cũng làm cho bạn dễ bị tổn thương và sức khỏe yếu hơn, nhất là khi biến chứng ghé thăm.
Hãy chia sẻ với một người nào đó có thể hiểu những cảm giác này – một người bệnh tiểu đường bạn quen biết hoặc bác sỹ – họ sẽ phần nào giúp bạn lấy lại cân bằng.
Mặc dù trong thời gian đầu, lo lắng, buồn bã là những cảm xúc bình thường khi được chẩn đoán các bệnh mãn tính. Nhưng nếu nó kéo dài quá lâu thì có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Trầm cảm khá phổ biến ở người bệnh tiểu đường, khiến bạn dường như không còn muốn điều trị bệnh.. Điều này có thể khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng,
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn tiếp tục cảm thấy “xuống tinh thần” suốt một vài tháng sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường, hoặc nếu bạn có những dấu hiệu khác của bệnh trầm cảm như thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ, ăn uống thất thường, khó khăn khi ra quyết định, hay thấy thất vọng, bất lực. Trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc, điều trị tâm lý hoặc cả hai.
Chấp nhận thực tế rằng mình đã bị tiểu đường và bản thân cần phải thay đổi để bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng là bạn không đơn độc. Hãy chia sẻ với chồng/vợ bạn, với người thân hay một người bạn bị bệnh tiểu đường mà bạn biết hoặc bác sỹ, chuyên gia y tế. Họ sẽ luôn bên bạn, giúp bạn đối phó với những thăng trầm của cuộc sống mới khi có bệnh tiểu đường.
Một khi bạn đã chấp nhận thực tế này, thì bạn sẽ dễ dàng hơn để có những bước tiếp theo trong kiểm soát bệnh như: thay đổi lối sống (chế độ ăn phù hợp, tăng cường hoạt động luyện tập). Điều này không chỉ giúp quản lý tốt bệnh tiểu đường mà còn tốt cho tâm lý và cảm xúc của bạn.
Bạn cũng nên tìm hiểu để tham gia các hội, câu lạc bộ bệnh nhân tiểu đường tại nơi mình sinh sống. Điều này rất hữu ích vì bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về bệnh, các phương pháp điều trị cũng như kết nối và chia sẻ với nhiều người bệnh như mình.
Theo nguồn: http://www.diabetes.ca/diabetes-and-you/complications/diabetes-your-emotions#sthash.IkLKFsY5.dpuf http://www.webmd.boots.com/diabetes/type-2-diabetes-guide/type-2-diabetes-and-your-emotions
--------------------------------------------------------------------
Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường