Đái tháo đường typ 2 và các dấu hiệu cảnh báo

Đái tháo đường typ 2 làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương thần kinh, thận.
Trước đây bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, ít khi xuất hiện ở người trẻ tuổi. Nhưng hiện nay do những thói quen không có lợi cho sức khỏe như lối sống ít vận động, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh… Nên bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ hóa. Bệnh tấn công mọi lứa tuổi, mọi giới và các triệu chứng ban đầu thường khó nhận biết. Trên thực tế, có đến 1/3 số người bệnh đái tháo đường typ 2 không hề biết mình mắc bệnh. Ở các bệnh nhân ĐTĐ typ2, glucose trong máu không được vận chuyển vào tế bào để sinh ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Kết quả là các cơ quan thiếu năng lượng để hoạt động trong khi lượng đường trong máu lại tăng cao. Theo thời gian, lượng đường dư thừa gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ảnh hưởng thị lực và thần kinh, tổn thương thận và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
 
Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường typ2 - Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều
- Thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi
- Nhiễm trùng
- Rối loạn khả năng tình dục
1. Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều Những người bị bệnh đái tháo đường typ 2 thường không có triệu chứng. Nhưng khi các triệu chứng xuất hiện thì một trong những dấu hiệu đầu tiên đó là sự gia tăng cơn khát. Điều này thường đi kèm với vấn đề như khô miệng, thèm ăn, đi tiểu thường xuyên – thậm chí đi mỗi giờ - và giảm cân hoặc tăng cân bất thường.
2. Thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi Khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường, có thể xuất hiện các triệu chứng như: - Khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều - Đau đầu - Mờ mắt, và mệt mỏi.
3. Nhiễm trùng Trong hầu hết các trường hợp, bệnh đái tháo đường typ2 không được phát hiện ra cho đến khi nó xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hay gặp là tình trạng nhiễm trùng điều trị dai dẳng không khỏi, chẳng hạn như: • Nhiễm trùng ở các vết cắt, vết loét • Nhiễm nấm men thường xuyên hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu • Ngứa da, đặc biệt là ở vùng bẹn
Rối loạn khả năng tình dục Rối loạn chức năng tình dục cũng rất phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường. Do đường huyết tăng cao trong máu có thể gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh ở bộ phận sinh dục, dẫn đến mất cảm giác và làm giảm khả năng cực khoái. Các biến chứng khác có thể bao gồm khô âm đạo ở phụ nữ và chứng bất lực ở nam giới. Người ta ước tính từ 35% - 70% nam giới mắc bệnh đái tháo đường sẽ gặp phải vấn đề rối loạn cương (suy giảm khả năng hoạt động tình dục). Và khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường sẽ trải qua các rối loạn về chức năng tình dục.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ2 - Yếu tố có thể kiểm soát được
- Yếu tố không thể kiểm soát
- Yếu tố nguy cơ ở phụ nữ
1. Yếu tố có thể kiểm soát được Một số thói quen liên quan đến lối sống của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2, bao gồm: - Thừa cân, béo phì – đặc biệt là béo bụng. - Thói quen ít vận động. - Hút thuốc lá. - Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao và đồ ngọt. - Chỉ số các loại cholesterol trong máu bất thường như HDLc hay còn gọi là " Cholesterol tốt" thấp hơn 35 mg/dL nồng độ Triglicerid lớn hơn 250 mg/dL.
2. Yếu tố không thể kiểm soát Các yếu tố nguy cơ khác mà bạn không thể kiểm soát bao gồm: - Chủng tộc: người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, và người châu Á có nguy cơ cao mắc đái tháo đường cao hơn bình thường. - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường: Có cha hoặc mẹ hoặc anh, chị, em ruột bị bệnh đái tháo đường. - Tuổi: những người trên 45 tuổi có nguy cơ bệnh đái tháo đường typ2 cao hơn. Bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc đái tháo đường typ 2 của bạn càng cao.
3. Yếu tố nguy cơ ở phụ nữ - Đái tháo đường thai kỳ (khi mang thai) khiến bạn có nguy cơ cao bị đái tháo đường týp 2 sau này. - Phụ nữ sinh con, tăng hơn 9 kg so với cân nặng bình thường cũng có nguy cơ. - Buồng trứng đa nang cũng có thể gây kháng insulin có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Insulin hoạt động như thế nào? Insulin giúp vận chuyển glucose vào tế bào để tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa các chất bột và đường trong thức ăn thành đường Glucose. Glucose đi vào máu, kích thích tuyến tụy tiết insulin phù hợp với nhu cầu cơ thể. Insulin là tác nhân làm mở các kênh vận chuyển glucose vào các tế bào khắp cơ thể, nơi nó được sử dụng làm nhiên liệu. Glucose dư thừa được lưu trữ trong gan dưới dạng Glycogen.
Bệnh đái tháo đường Type 2 bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa ĐTĐ typ2 thường bắt nguồn từ tình trạng để kháng insulin, nghĩa là cơ thể vẫn sẽ tiết ra Insulin như bình thường. Nhưng trong khi cơ bắp, gan, và các tế bào không đáp ứng với insulin nên Glucose trong máu không được vận chuyển vào tế bào làm nồng độ Glucose máu tăng cao. Bệnh đái tháo đường typ2 không được kiểm soát tốt, lâu dần cũng sẽ làm giảm hay thậm chí mất khả năng sản xuất Insulin của tuyến tụy.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường Type 2 Một xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán bệnh đái tháo đường. - Xét nghiệm glucose huyết lúc đói, với kết quả trên 126 mg/dL (7 mmol/dL) được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. ở những trường hợp còn nghi ngờ bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm Test dung nạp Glucose để có được chẩn đoán chính xác hơn. - Xét nghiệm HbA1C phản ánh lượng glucose trung bình tồn tại trong máu trong 2-3 tháng trước đó. Nếu chỉ số HbA1C là 6,5% hoặc cao hơn thì đó là bệnh đái tháo đường.
Kiểm soát đái tháo đường bằng: - Chế độ ăn uống
- Tập thể dục
- Uống thuốc
- Insulin
- Kiểm tra đường huyết
Kiểm soát đái tháo đường bằng chế độ ăn uống May mắn thay, kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp ổn định đường huyết. Người bệnh đái tháo đường typ 2 nên cẩn thận theo dõi lượng tinh bột và đường tiêu thụ hằng ngày, cũng như tổng số chất béo, protein và giảm đồ ăn chứa nhiều calo. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng để lựa chọn và xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp với bạn.
Kiểm soát đái tháo đường bằng tập thể dục Thường xuyên tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ có thể giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường typ 2. Vận động cũng giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim. Những người bị bệnh đái tháo đường typ 2 nên cố gắng dành 30 phút để tập thể dục ở mức độ vừa phải mỗi ngày.
Kiểm soát đái tháo đường bằng giảm stress Stress làm tăng nồng độ đường trong máu của bạn. Hoặc có những người có thói quen ăn vô tội vạ mỗi khi cảm thấy căng thẳng cũng dẫn đến việc không kiểm soát được đường huyết. Để giảm tình trạng Stress, bạn hãy thử thực hành các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thiền định, hoặc hình dung ra những gì tươi đẹp trước mắt. Đôi khi nói chuyện với một người bạn, thành viên trong gia đình, cố vấn, hoặc giáo sĩ cũng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Nếu tình trạng căng thẳng của bạn vẫn kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Kiểm soát đái tháo đường bằng uống thuốc Khi những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 không thể điều chỉnh lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống và tập thể dục thì sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng kết hợp để kích thích tuyến tụy tạo ra insulin nhiều hơn, đồng thời tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin hoặc làm chậm lại quá trình tiêu hóa tinh bột.
Kiểm soát đái tháo đường bằng Insulin Bác sĩ cũng có thể chỉ định insulin sớm trong điều trị ĐTĐ typ2 kết hợp với thuốc ở những người bệnh đái tháo đường typ 2 bị "suy tế bào β đảo tụy". Điều này có nghĩa là các tế bào trong tuyến tụy không còn sản xuất insulin để đáp ứng với nồng độ đường trong máu tăng cao. Trong trường hợp này, liệu pháp insulin tiêm hay bơm insulin - trở thành một phần quan trọng của phác đồ điều trị.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên Đây là cách sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và là cơ sở để bạn có những kế hoạch điều trị phù hợp. Bạn có thể sử dụng một máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà hằng ngày. Các thời điểm nên kiểm tra đường huyết trong ngày là buổi sáng khi thức dậy, trước và sau bữa ăn và tập thể dục, trước khi đi ngủ.
Những biến chứng thường gặp do đái tháo đường: - Tắc động mạch
- Suy Thận
 
- Biến chứng trên Mắt
 
- Tổn thương thần kinh ngoại biên
- Biến chứng bàn chân
1. Tắc động mạch Theo thời gian, nếu không được điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Trung bình có hai trong ba bệnh nhân đái tháo đường typ2 sẽ bị chết vì các biến chứng tim mạch. Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị đột quỵ gấp 2-4 lần. Đường huyết tăng cao làm tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch, làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ tắc mạch do cục máu đông mà hậu quả là đau tim và đột quỵ.
2. Suy Thận Bệnh nhân đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Hãy hạn chế các yếu tố nguy cơ bằng cách kiểm soát đường huyết, huyết áp và cholesterol ở trong giới hạn cho phép và cần cẩn thận trọng trong việc lựa chọn thuốc sử dụng để tránh gây độc cho thận.
3. Biến chứng trên Mắt Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ mang oxy và chất dinh dưỡng đến võng mạc - một phần quan trọng của mắt và gây ra tổn thương (còn gọi là bệnh võng mạc do đái tháo đường), có thể gây mất thị lực. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các trường hợp bị mù ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 74 tuổi. Điểm tụ máu, hoặc xuất huyết trên võng mạc của mắt có thể nhìn thấy trong hình ảnh minh họa này.
4. Tổn thương thần kinh ngoại biên Theo thời gian, nếu đường huyết không kiểm soát được, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các tổn thương thần kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa ran, tê bì, đau và cảm giác kim châm, kiến bò xuất hiện thường là ở các ngón tay, bàn tay, ngón chân, hoặc bàn chân. Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm triệu chứng trên nhưng quan trọng nhất vẫn là kiểm soát đường huyết.
5. Biến chứng bàn chân Tổn thương thần kinh, biến chứng ở mạch máu nhỏ và tình trạng dễ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ có thể gây ra bệnh lý bàn chân. Xuất phát điểm là do biến chứng thần kinh làm người bệnh mất cảm giác nên dễ bị các vật sắc nhọn gây tổn thương, sau đó bị ảnh hưởng bới tình trạng nuôi dưỡng kém do biến chứng mạch máu và tình trạng nhiễm trùng, nên có thể chỉ cần một vêt loét nhỏ ở chi dưới cũng có thể gây hoại tử. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể phải cắt cụt chi.
Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường Type 2 Hãy làm theo các hướng dẫn sau đây để giữ đái tháo đường typ2 tránh xa bạn: - Ăn: Có một chế độ ăn uống lành mạnh. - Tập thể dục 30 phút/ ngày, nên tập đều đăn tất cả các ngày trong tuần. - Duy trì một trọng lượng phù hợp giữa chiều cao và trọng lượng. - Đi khám ở các cơ sở y tế nếu có nghi ngờ về các dấu hiệu của bệnh hay biến chứng. - Với những người bị tiền đái tháo đường: cần thay đổi lối sống và dùng thuốc để giúp ngăn chặn sự tiến triển bệnh đái tháo đường typ 2 trong tương lai
<<
1/115
>>
 

DS. Việt Ánh


Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường Hỗ trợ điều trị biến chứng bệnh tiểu đường