Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường: 10 cách để tránh biến chứng

Có người thân mắc bệnh tiểu đường chẳn hẳn là một cú sốc lớn. Nhưng bạn lại không thể bộc lộ nỗi băn khoăn, lo lắng trước mặt người bệnh. Bởi bạn biết, tiểu đường vẫn chưa có thuốc chữa khỏi và bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng bằng sự nỗ lực điều trị và có lối sống khoa học, sẽ làm chậm lại quá trình phát sinh biến chứng. Nắm bắt được 10 cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường sau có thể giúp bạn trở thành nhà chăm sóc chuyên nghiệp, để cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Có kế hoạch cụ thể khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Bạn có thể thực hiện được điều này nhờ sự trợ giúp của bác sỹ và các nhân viên y tế. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu những vấn đề cơ bản của bệnh tiểu đường và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể trở thành “thầy thuốc” của họ bằng cách chủ động tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến tiểu đường. Hãy duy trì cho người bệnh thói quen ăn uống lành mạnh và luyện tập thể chất hàng ngày, giữ trọng lượng khỏe mạnh. Đồng thời, bạn cần thường xuyên kiểm tra đường huyết hoặc nhắc nhở người bệnh nhằm kiểm soát đường máu ở ngưỡng an toàn.

Sự kiên nhẫn, tận tình sẽ giúp bạn chăm sóc người bệnh tiểu đường tốt nhất

Sự kiên nhẫn, tận tình sẽ giúp bạn chăm sóc người bệnh tiểu đường tốt nhất

Đừng hút thuốc nếu muốn tránh biến chứng tiểu đường!

Hút thuốc làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường, cụ thể:

- Làm giảm lưu lượng máu ở chân và bàn chân, có thể dẫn đến nhiễm trùng, vết loét, thậm chí cắt cụt chi

- Tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các bệnh về mắt, có thể dẫn đến mù lòa

- Tăng nguy cơ làm tổn thương thần kinh

Do đó, nếu người nhà của bạn hút thuốc, hãy cảnh báo giúp họ những nguy cơ này. Bạn cũng có thể dành thời gian để tìm những cách cai thuốc lá hiệu quả, chẳng hạn như nhai kẹo cao su.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch

Giống như bệnh tiểu đường, huyết áp cao cũng có thể làm hư hỏng mạch máu. Trong khi đó, cholesterol cao sẽ khiến tổn thương nặng hơn và nhanh hơn. Cả 2 yếu tố này có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc các bệnh nguy hiểm khác đe dọa tới tính mạng.

Vì vậy, người tiểu đường cần kiểm soát huyết áp, cholesterol trong mức cho phép bằng chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo dùng thuốc.

Với người bệnh tiểu đường, các chỉ số nên đạt được là:

HbA1c < 130/80 mmHg (2.1 mmol/l)

- LDL-c < 100 mg/dl (2.59 mmol/l)

- HDL-c > 40 mg/dl với nam (1.0 mmo/l) và 50 mg/dl với nữ (1.3 mmol/l)

- Triglycerid < 150 mg/dl

Khám sức khỏe và kiểm tra mắt định kỳ

Để phát hiện sớm các biến chứng và có phác đồ điều trị thích hợp, các chuyên gia khuyên người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể. Bác sỹ sẽ tìm kiếm bất kỳ biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm các dấu hiệu của tổn thương thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim… Kiểm tra mắt 6 tháng một lần để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Tiêm vacxin phòng bệnh

Đường huyết cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến người tiểu đường dễ mắc bệnh. Chính vì vậy, việc chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh có vai trò quan trọng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại vacxin phòng cúm (mỗi năm 1 lần), vacxin ngừa viêm phổi, vacxin ngừa viêm gan siêu vi B và các vacxin khác.

Người tiểu đường nên tiêm vacxin phòng tránh bệnh

Người tiểu đường nên tiêm vacxin phòng tránh bệnh

Chăm sóc răng miệng ở người bệnh tiểu đường

Nguy cơ nhiễm trùng nướu răng rất dễ xảy ra với người bệnh tiểu đường. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ giúp phòng tránh nguy cơ này. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, lên lịch khám răng ít nhất 2 lần/năm và cần đi kiểm tra bác sỹ nếu nướu răng nếu có bất thường.

Chăm sóc bàn chân là bước không thể thiếu khi bị tiểu đường

Đường huyết cao có thể làm giảm lưu lượng máu và làm tổn thương dây thần kinh ở bàn chân. Biến chứng này có thể gây đau, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Thậm chí, vết cắt và mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

Xem thêm: Chăm sóc bàn chân người tiểu đường

Lưu ý sử dụng thuốc aspirin hàng ngày

Các chuyên gia cho biết, một liều thấp aspirin mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, đây là loại thuốc bắt buộc phải được bác sĩ kê toa.

Hạn chế uống rượu

Rượu có thể gây tăng cao hoặc hạ thấp lượng đường trong máu, tùy thuộc vào số lượng rượu bạn uống. Hãy nhờ sử dụng rượu ở mức độ vừa phải trong bữa ăn.

Tránh căng thẳng

Khi căng thẳng, người bệnh sẽ dễ dàng bỏ qua những thói quen để kiểm soát bệnh. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng cũng giảm hiệu quả của insulin. Chính vì vậy, khi bạn đóng vai trò là người chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, bạn cần tích cực trò chuyện, khuyến khích họ trao đổi về cuộc sống hoặc những khó khăn họ đang gặp phải để tìm cách tháo gỡ. Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích người bệnh tập điều tiết cảm xúc, thư giãn, ngủ đủ giấc để kiểm soát căng thẳng.

Hy vọng với 10 giải pháp trên đây, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường để đạt kết quả tốt nhất!

Xem thêm:

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Nguồn: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20045803