Thực tế, hầu hết bệnh nhân tiểu đường không hề biết đến, BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU TIỂU ĐƯỜNG có thể gây ra suy thận
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 44% các ca suy thận mắc mới hàng năm tại Mỹ có nguyên nhân xuất phát từ bệnh tiểu đường. Hầu hết bệnh nhân suy thận tiểu đường chỉ nhập viện điều trị khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Lúc này, để suy trì sự sống, bệnh nhân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật ghép thận. Phương pháp điều trị "không có đường lùi" này không chỉ làm tổn thương sâu sắc cả thể xác lẫn tinh thần mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế của bệnh nhân và gia đình.
Không những thế, trên thực tế, có một sự thật hầu hết bệnh nhân tiểu đường không hề biết đến, đó là đôi khi suy thận BẮT NGUỒN BỞI BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU TIỂU ĐƯỜNG, và nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng tiết niệu, họ có thể hạn chế hiệu quả nguy cơ suy thận, phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Ở người bệnh ĐTĐ, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đối với phần kẽ thận tiết niệu, biến chứng hay gặp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu là các loại vi khuẩn Gram âm, chiếm tới 90%. Vi khuẩn đi ngược từ niệu đạo vào bàng quang rồi lên bể thận. Các loại vi khuẩn thường gặp là E. Coli, liên cầu, tụ cầu.
Biểu hiện chính của nhiễm khuẩn tiết niệu là đái buốt, đái dắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu. Người bệnh thường có cảm giác đau buốt lúc đi tiểu, đau thường nóng rát và tăng lên cuối bãi. Khi bệnh nhân thấy sốt, đau vùng hông lưng, hay đái mủ, đái ra máu, cần phải nghĩ nhiễm khuẩn đã ngược lên đến thận và phải tới bệnh viện.
Về mặt điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, phải tuân thủ nguyên tắc giải phóng thông thoáng đường tiểu, uống nhiều nước và sử dụng kháng sinh theo nguyên nhân gây bệnh. Vì nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay tái phát nên cần tuyệt đối không được lạm dụng bừa bãi kháng sinh, phải tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị của bác sĩ để tránh nguy cơ tái phát bệnh.
Tổn thương mạch thận là một trong những biến chứng về mạch máu hay gặp ở người đái tháo đường. Bệnh lý về mạch thận do ĐTĐ cũng giống như các bệnh lý về mạch máu khác, bao gồm xơ vữa mạch, huyết khối, huyết tắc mạch máu,… Với người bị ĐTĐ, biến chứng xơ vữa mạch cao lên gấp nhiều lần, lòng mạch hẹp lại và gây thiếu máu đến tổ chức. Triệu chứng của việc thiếu máu thận là tăng huyết áp.
Nguy cơ tổn thương mạch thận càng cao và sớm khi người bệnh ĐTĐ có thêm rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tăng huyết áp.
Biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường
Giai đoạn đầu, đường huyết tăng cao, tổn thương thận chính là giãn khoảng kẽ, phì đại gian mạch. Lâm sàng sẽ thấy quả thận to lên về kích thước, mức lọc cầu thận tăng lên. Khi theo dõi bệnh nhân bị ĐTĐ, người ta thấy kích thước thận tăng cả về chiều rộng, chiều dài và chiều cao tới 140% so với quả thận bình thường. Trong khi mức lọc cầu thận tăng tới 150%. Nếu không được điều trị tốt sẽ tiến triển tới giai đoạn microalbunmin niệu. Lúc này thận bắt đầu suy giảm chức năng. Nếu xét nghiệm mô học sẽ thấy màng đáy cầu thận dày lên, có nhiều chỗ bị “vỡ”. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ hóa mạch cầu thận và cuối cùng sẽ khiến thận mất chức năng hoàn toàn.
Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng giai đoạn cuối đều là đái tháo đường typ 2, chiếm trên 90% trong khi chỉ có dưới 10% đái tháo đường typ 1. Suy thận giai đoạn cuối là kết quả của một quá trình bệnh lý kéo dài xuất phát từ những tổn thương rất sớm của thận, sau đó đến giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, xuất hiện đạm niệu, chức năng thận mất đi, ure tăng lên, các thành phần nitơ phi protein và cuối cùng thận mất hoàn toàn chức năng. Khi đó bệnh nhân phải chuyển sang giai đoạn điều trị thay thế. Về điều trị suy thận giai đoạn cuối do ĐTĐ, người ta nhận thấy rằng, có 12% những người bị ĐTĐ suy thận giai đoạn cuối được điều trị bằng thẩm phân khúc mạc (lọc màng bụng). Trên 80% được điều trị bằng thận nhân tạo, chỉ khoảng 8% được ghép thận. Điều trị thay thế thận ở người bệnh ĐTĐ có một số đặc điểm khác với những bệnh lý khác. Đó là thời gian lọc máu phải sớm hơn. Ngay khi mức lọc cầu thận ở mức 15 – 20ml/phút thì bắt buộc phải can thiệp để ngăn các biến chứng khác. Tỷ lệ biến chứng cao hơn và thời gian sống sót của bệnh nhân ngắn hơn so với các nhóm bệnh khác.
Để điều trị hiệu quả biến chứng thận do ĐTĐ phải tuân thủ theo nguyên tắc chặt chẽ, phối hợp nhiều phương pháp và có sự theo dõi sát sao. Cụ thể:
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống