Biến chứng tiểu đường và Covid-19, giải đáp những câu hỏi thường gặp

Phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe qua mùa dịch Covid-19 đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Người tiểu đường cũng không nằm ngoài xu hướng đó, đặc biệt là những người đã có biến chứng với nguy cơ tử vong cao.

Sau đây là 8 câu hỏi thường gặp về biến chứng tiểu đường trong mùa dịch, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ của mình, từ đó phòng bệnh hiệu quả hơn:

8 câu hỏi thường gặp về biến chứng tiểu đường trong mùa dịch

Câu 1: Tôi đang bị tiểu đường biến chứng, có phải tôi dễ bị mắc Covid-19 hơn người khác không?

Câu trả lời là không. Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao hơn, dù đã bị biến chứng hay chưa. Nhưng nếu bị mắc Covid-19 thì người tiểu đường biến chứng thường sẽ bị nặng hơn bởi hệ miễn dịch yếu, lại có nhiều bệnh mắc kèm. Vì phải cùng lúc chống đỡ với nhiều bệnh nên thời gian hồi phục của cơ thể sẽ lâu hơn rất nhiều.

Do đó, quan trọng nhất với người tiểu đường biến chứng lúc này là giữ mức đường huyết ổn định, kiểm soát tốt biến chứng, không tiếp xúc với người bị Covid-19 và thực hiện cách ly xã hội để giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm.

Câu 2: Người tiểu đường đã biến chứng sẽ bị nặng và dễ tử vong khi mắc Covid-19, đúng hay sai?

Đúng vậy. Các chuyên gia cho biết, sở dĩ nguy cơ của người tiểu đường đã biến chứng cao như vậy vì 3 nguyên nhân sau đây:

(1) Hệ miễn dịch ở người bệnh tiểu đường yếu nên khó đánh bại virus, làm kéo dài quá trình hồi phục.

(2) Đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho virus phát triển, xâm nhập vào phổi và gây bội nhiễm.

(3) Cơ thể phải cùng lúc phải “phân tán” nguồn lực để chống đỡ với cả Covid-19, bệnh tiểu đường và các biến chứng trên tim, mắt, thận, bàn chân…

Đó là lý do người bệnh tiểu đường biến chứng khi bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập thường có triệu chứng nặng hơn, biến chứng nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường.

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Vũ Hán (Trung Quốc) cho thấy: Tuổi cao (>70), đường huyết dao động nhiều và có các biến chứng mạn tính, nhất là biến chứng tim mạch, biến chứng thận… là những yếu tố dự báo bị bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao.

Tỷ lệ tử vong của người bệnh tiểu đường cao gấp gần 7 lần người không có bệnh nền

Tỷ lệ tử vong của người bệnh tiểu đường cao gấp gần 7 lần người không có bệnh nền

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Thực tế cho thấy, ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam là một người đàn ông Trung Quốc 66 tuổi, mắc tiểu đường và biến chứng thận, đã khỏi bệnh nhờ phác đồ điều trị hiệu quả của các bác sỹ.

Câu 3: Tôi bị tiểu đường đã biến chứng tim mạch, nếu chẳng may mắc Covid-19 thì sẽ thế nào?

Nếu bạn đã bị biến chứng tiểu đường trên tim mạch (rối loạn nhịp tim) hoặc mắc kèm xơ vữa động mạch vành, suy tim, tăng huyết áp thì hãy thật cẩn thận, vì bạn thuộc nhóm nguy cơ tử vong cao nhất khi nhiễm Covid-19.

Theo báo cáo từ các ca tử vong tại Vũ Hán (Trung Quốc), mặc dù bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hô hấp (phổi) đầu tiên nhưng kết cục dẫn đến cái chết lại là sốc tim hoặc các biến cố tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, viêm cơ tim, ngừng tim, rối loạn đông máu…

Vì vậy, trước mắt bạn nên kiểm soát thật tốt biến chứng tim mạch tiểu đường bằng cách uống thuốc đầy đủ, tuân thủ chế độ ăn uống... Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh lây bệnh.

Câu 4: Bệnh Covid-19 có thể làm biến chứng thận tiểu đường của tôi nặng hơn không?

Câu trả lời là có. Khi vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 không chỉ khiến biến chứng thận nặng hơn mà còn làm tăng nguy cơ suy thận cấp, nhiễm trùng thận và phải lọc máu. Nghiên cứu ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã ghi nhận thấy có khoảng 30-40% bệnh nhân Covid-19 bị rò rỉ protein trong nước tiểu và 15-20% bệnh nhân bị tổn thương thận cấp tính.

Đặc biệt, nếu đã bị biến chứng thận tiểu đường giai đoạn nặng (suy thận, chạy thận nhân tạo), bạn cần hạn chế tối đa tiếp xúc với nguồn lây Covid-19, tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Câu 5: Tôi nên ăn uống thế nào để kiểm soát tốt biến chứng tiểu đường trong dịch Covid-19?

Khi ở nhà cùng gia đình, chế độ ăn uống của bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thói quen của con, cháu. Tuy nhiên, nếu bám sát theo các nguyên tắc này, dù chế độ ăn uống có thay đổi thì bạn vẫn ổn định được đường huyết và kiểm soát tốt biến chứng tiểu đường:

- Ăn đủ chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và các chất khoáng.

- Uống đủ nước (1,6 - 2 lít nước mỗi ngày).

- Chế độ ăn không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

- Chế độ ăn không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận...

Bạn cũng có thể tự chuẩn bị cho mình một khẩu phần ăn khoa học bằng cách sử dụng một đĩa tròn 20 - 25cm, chia làm 4 phần:

- 2/4 là các loại rau, ưu tiên rau xanh.

- 1/4 là tinh bột, nên chọn các loại tinh bột ít làm tăng đường huyết sau ăn như gạo lứt, khoai lang, gạo xát dối, ngũ cốc nguyên hạt...

- 1/4 khẩu phần ăn còn lại là một loại protein nạc (đạm) như cá, đậu đỗ, thịt lợn hoặc thịt gà bỏ da.

Nên sử dụng chất béo tốt: Trái bơ, các loại hạt, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu olive, dầu cá… Bữa phụ trong ngày nên chọn trái cây hoặc sữa chuyên dùng cho người tiểu đường.

Đĩa thức ăn cho người bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, phòng biến chứng

Đĩa thức ăn cho người bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, phòng biến chứng

Câu 6: Làm sao tôi có thể duy trì tập thể dục khi phải cách ly xã hội?

Tập thể dục không chỉ giúp bạn nâng cao sức đề kháng mà còn giúp ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng tiểu đường. Vì vậy, cho dù phải cách ly không thể ra khỏi nhà, bạn vẫn nên duy trì tập luyện 30 phút mỗi ngày với các bài tập trong nhà.

Tuy nhiên, chọn bài tập không đúng cũng làm cho biến chứng nặng lên. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn chọn bài tập phù hợp nhất với biến chứng mà bạn đang gặp phải:

Biến chứng thần kinh (tê bì chân tay, khô ngứa da, mất cảm giác,...): Yoga, đạp xe trong nhà, tập vẩy tay (dịch cân kinh). Hạn chế chạy, nhảy vì có thể vô tình gây tổn thương bàn chân.

Biến chứng bàn chân (loét bàn chân, bệnh bàn chân charcot…): Đạp xe trong nhà, các bài tập tay (tạ tay, vẩy tay…), kết hợp massage chân để tăng cường lưu thông máu

Biến chứng thận, tim mạch: Các bài tập nhẹ như đạp xe, thiền, yoga, làm vườn…

Biến chứng xương khớp: Các bài tập ít ảnh hưởng đến khớp xương như thiền, dịch cân kinh, làm việc nhà…

Biến chứng mắt: Tất cả các bài tập vừa sức.

Bạn có thể vừa tập vừa nghe nhạc để tăng thêm hứng thú. Nhớ là, dù tập trong nhà nhưng bạn vẫn nên đi tất, đi giày thể thao đầy đủ để hạn chế chấn thương. Nên ăn nhẹ trước khi tập bằng một lát bánh mì hoặc một quả táo/chuối hay một hộp sữa chua không đường… để tránh bị tụt đường huyết. Không nên tập luyện quá sức sẽ gây chán nản và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Hướng dẫn tập thể dục chi tiết cho người tiểu đường bị biến chứng

Câu 7: Hướng dẫn giúp tôi cách kiểm soát biến chứng tiểu đường trong mùa dịch với?

Bên cạnh việc uống thuốc, duy trì chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp, một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả biến chứng tiểu đường:

Duy trì huyết áp, mỡ máu ổn định: Bên cạnh tăng đường máu thì tăng huyết áp và mỡ máu là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây biến chứng tiểu đường trên tim, thận. Vì vậy, bạn nên kiểm soát tốt các chỉ số này bằng cách ăn nhạt, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (nội tạng động vật, thức ăn nhanh…) và sử dụng thuốc giảm mỡ máu, huyết áp nếu đã được bác sĩ chỉ định.

Kiểm tra đường huyết tại nhà tối thiểu 1 lần/ngày: Thời điểm quan trọng cần theo dõi đường huyết là buổi sáng khi mới ngủ dậy, sau khi ăn 1-2h và trước khi đi ngủ.

Kiểm tra bàn chân trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy: Vì người tiểu đường thường bị mất cảm giác dưới chân nên nếu không kiểm tra bằng mắt, sẽ khó nhận biết được vết thương bàn chân. Kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện vết loét và xử lý từ sớm sẽ ngăn được biến chứng nhiễm trùng, đoạn chi.

Hạn chế tới các cơ sở y tế khi không thực sự cần thiết: Nếu tới lịch khám định kỳ hoặc có vấn đề về sức khỏe, hãy gọi điện thoại trước để được tư vấn.

Giữ tinh thần lạc quan nhưng không chủ quan: Lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến đường huyết và biến chứng tiểu đường. Nhà nước đang có những biện pháp rất tốt để dập dịch, việc bạn cần làm là hạn chế tiếp xúc để làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Để kiểm soát biến chứng tiểu đường tốt hơn, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chống oxy hóa (như Alpha lipoic acid, Nhàu, Câu kỷ tử…). Nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa giúp “dọn dẹp” các chất thải trong lòng mạch máu, phục hồi tổn thương mạch máu và thần kinh nên giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường.

Xem thêm: Người bệnh tiểu đường chia sẻ cách hay chiến thắng biến chứng

Câu 8: Tôi nên làm gì nếu bị ốm trong thời gian cách ly?

Đột nhiên bị nhiễm trùng, cảm lạnh, cảm cúm… trong thời gian cách ly có thể khiến bạn lo lắng vì phải hạn chế đến bệnh viện. Hãy chủ động chuẩn bị trước cho tình huống đó để giảm thiểu lo lắng và rủi ro sức khỏe.

Đầu tiên, bạn nên mua sẵn một số loại thuốc thiết yếu như: Thuốc ngậm ho và đau họng không đường, thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc đặt hậu môn phòng khi nôn nhiều không uống được, thuốc đi ngoài như Imodium…

Khi bị ốm, nếu không chăm sóc đúng cách, bạn có thể bị biến chứng tiểu đường cấp tính như hạ đường huyết, nhiễm toan ceton. Sau đây là những điều nên làm và không nên làm để tránh các biến chứng đó:

Nguồn tham khảo:

https://www.goodrx.com/blog/diabetes-covid-19-coronavirus-risk/

https://ngaydautien.vn/covid19/

https://www.diabeteswa.com.au/covid-19-exercise-during-social-isolation/

https://www.diabetes.org/coronavirus-covid-19/how-coronavirus-impacts-people-with-diabetes

https://www.healthline.com/diabetesmine/coronavirus-and-diabetes

https://www.idf.org/aboutdiabetes/what-is-diabetes/covid-19-and-diabetes.html