Có hai loại biến chứng tiểu đường: Biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Tuy hai loại biến chứng này có nguyên nhân và biểu hiện bệnh lý hoàn toàn khác nhau, nhưng xét về mức độ nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh, chúng giống nhau hoàn toàn.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là dạng biến chứng xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, không có tiến trình phát triển, và có thể gây tử vong tức thì cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khi người bệnh uống thuốc hạ đường huyết quá liều (nhiều người bệnh nghĩ rằng tăng liều thuốc thì bệnh sẽ nhanh khỏi, đây là quan niệm sai lầm nhất định không được mắc phải), uống thuốc khi chưa ăn, ăn uống kiêng khem quá độ, hay tập luyện – vận động quá sức, họ rất dễ bị hạ đường huyết bất ngờ (lúc này, đường huyết của người bệnh nhỏ 3.6 mmol/l hay 65 mg/dl, ngất xỉu, hôn mê và tử vong.
Cách nhận biết một cơn hạ đường huyết tức thì:
Hạ đường huyết - biến chứng tiểu đường nguy hiểm
Cách phòng ngừa: Để không bao giờ bị hạ đường huyết bất ngờ, người bệnh cần tránh những sai lầm đã được kể phía trên, như: tuyệt đối uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không nhịn ăn để kiêng khem, không tập luyện mạnh, liên tục,…
Cách xử trí khi bị hạ đường huyết:
- Khi các dấu hiệu hạ đường huyết xuất hiện, người bệnh cần ăn nhẹ ngay với khoảng 15gr chất bột đường (carbohydrate) dễ tiêu hóa như:
Sau khi ăn, người bệnh cần nằm xuống nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Sau đó, nên kiểm tra lại đường huyết, nếu chỉ số vẫn không thay đổi, phải uống hoặc ăn thêm 1 khẩu phần ăn như trên, rồi liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn các bước xử lý tiếp theo.
- Trong trường hợp người bệnh đã ngất xỉu, người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh vào viện để được cấp cứu kịp thời.
Tăng đường huyết cấp tính là biến chứng tiểu đường xảy ra do người bệnh không ổn định đường huyết hiệu quả, đây là thể là hệ lụy của việc không ăn uống khoa học điều độ, không vận động luyện tập thường xuyên và không uống thuốc theo đúng đơn kê của bác sỹ.
Khi đường huyết tăng quá cao, người bệnh có thể nhiễm toan ceton hoặc bị tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến hôn mê sâu, và tử vong tức thì nếu không được xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa: Không có cách nào khác để phòng ngừa biến chứng này ngoài việc: ăn uống – luyện tập hợp lý và uống thuốc đầy đủ đúng liều. Ngoài ra người bệnh cần hạn chế các nguy cơ làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định đường huyết như: Stress, chấn thương, nhiễm khuẩn,….
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hầu hết các ca tử vong ở người bệnh tiểu đường. Chúng là hệ lụy tất yếu của bệnh, thường tiến triển trong âm thầm, và chỉ được phát hiện ở vào giai đoạn cuối, khi mà chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh
Các vấn đề về tim mạch thuộc vào biến chứng tiểu đường mạch máu lớn. Khi mắc tiểu đường, người bệnh không chỉ bị rối loạn chuyển hóa chất đường, mà còn bị chuyển hóa chất béo và chất đạm. Các rối loạn này làm xơ vữa động mạnh vành, gây ra nhiều vấn đề về tim như:
Tất cả các biến chứng tim mạch tiểu đường đều dễ dàng gây tử vong chỉ trong vài phút, và gần như không có dấu hiệu nhận biết sớm bệnh.
Tiểu đường biến chứng lên mắt gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm. Ban đầu người bệnh có thể chỉ thấy nhức mỏi đau đớn hốc mắt, thị lực suy giảm, tầm nhìn bị hạn chế bởi nhiều đốm đen nhảy nhót liên tục, lâu dần các biểu hiện dần dần trở nặng. Đến cuối tiến trình phát triển của biến chứng mắt tiểu đường, người bệnh có thể vĩnh viễn mù lòa.
Biến chứng mắt tiểu đường
Biến chứng thần kinh là biến chứng tiểu đường phổ biến nguy hiểm nhất với khoảng 70% người bệnh mắc phải. Biến chứng cũng xuất hiện sớm nhất với những biểu hiện rõ ràng cụ thể hơn nhiều so với các biến chứng.
Biến chứng thần kinh có hai dạng chủ yếu, là:
Ngoài ra, khi hệ thống thần kinh bị tổn thương, người bệnh còn có thể bị biến chứng bàn chân tiểu đường. Biến chứng bàn chân có thể là hệ lụy của cả biến chứng thần kinh ngoại biên, và biến chứng thần kinh tự chủ. Và khi bị biến chứng tiểu đường bàn chân, từ một vết xước nhỏ xíu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng và phải đoạn chi.
Đường huyết tăng cao kết hợp với quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính làm viêm và chít hẹp hệ thông vi mạch dẫn máu nuôi dưỡng cơ thể, khiến dòng máu đến các cầu thận không đủ. Cầu thận hoạt động lâu ngày trong tình trạng thiếu năng lượng sẽ bị tổn thương, và mất dần khả năng lọc máu. Lúc này, người bệnh tiểu đường được chẩn đoán mắc biến chứng suy thận.
Ngoài suy thận, tiểu đường còn gây ra một số biến chứng khác trên thận như: biến chứng nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu), tổn thường mạch thận và bệnh cầu thận.
Như đã nói ở trên, biến chứng mạn tính là hệ lụy tất yếu của bệnh tiểu đường, biến chứng phát triển âm thầm và chỉ biểu hiện rõ ràng khi đã ở vào giai đoạn cuối. Vì vậy, nếu bạn mắc tiểu đường, đừng đợi đến khi nhìn thấy các dấu hiệu biến chứng mới nghiêm túc điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, ấy là thời điểm muộn màng để tìm lại sự cân bằng giữa cuộc sống và bệnh tiểu đường.
Để sống vui sống khỏe, phòng ngừa biến chứng tiểu đường mạn tính ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh là vô cùng cần thiết. Để làm được điều ấy, người bệnh cần:
Hàng năm, biến chứng tiểu đường vẫn là một trong bảy nguyên nhân khiến nhiều người tử vong nhất. Và cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là bệnh mãn tính không có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu áp dụng chặt chẽ 5 lưu ý trong phòng ngừa biến chứng phía trên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm sát và chung sống hòa bình với tiểu đường 20 năm, thậm chí là 30 năm, mà không cần phải lo lắng biến chứng đoạt mạng.