Biến chứng của bệnh tiểu đường: Những hệ lụy trên toàn cơ thể

Hầu hết mọi người đều biết khi đã mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Tuy nhiên, không có nhiều người biết được rằng hệ lụy của tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài ở người bệnh tiểu đường là hàng loạt những biến chứng có thể xảy ra trên khắp các cơ quan bộ phận của cơ thể. Chính những biến chứng này là nguyên nhân khiến cho tiểu đường trở thành một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm.

Khó có một căn bệnh nào lại có khả năng “phá hủy” ghê ghớm như bệnh tiểu đường. Khi đường huyết tăng cao, hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều bị tổn thương.

Biến chứng của bệnh tiểu đường trên hệ tuần hoàn

Lượng đường trong máu tăng cao khiến cho người bệnh tiểu đường tăng nguy cơ gặp phải tình trạng tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim và hình thành các mảng xơ vữa bên trong thành động mạch.

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Bệnh thận của Hoa Kỳ, tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ khiến người bệnh gặp phải các bệnh lý về tim mạch. Trên thực tế, các biến chứng về tim mạch như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra trên khắp các cơ quan, bộ phận cơ thể

Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra trên khắp các cơ quan, bộ phận cơ thể

Thận là một cơ quan rất quan trọng trong hệ tiết niệu của cơ thể. Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương các tế bào lọc ở cầu thận làm ảnh hưởng đến khả năng lọc chất thải trong máu. Nếu các tổn thương trở nên nghiêm trọng có thể dẫn tới suy thận nặng.

Các mạch máu nhỏ trong mắt cũng có thể bị tổn thương khi đường huyết tăng quá cao dẫn tới bệnh võng mạch tiểu đường dẫn tới thị thực của người bệnh bị suy giảm hoặc nặng hơn là mù lòa.

Biến chứng của bệnh tiểu đường trên hệ thần kinh

Biến chứng trên hệ thần kinh phổ biến nhất là:
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi: Ảnh hưởng tới các dây thần kinh chi phối chân, bàn chân, ngón chân, tay và các ngón tay với các biểu hiện như ngứa, tê buồn, bỏng rát, nóng lạnh và nghiêm trọng nhất là mất hoặc giảm cảm giác ở bàn chân. Mất hoặc giảm cảm giác ở bàn chân được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm bởi nó làm cho người bệnh không nhận biết được những tổn thương hoặc hiện tượng nhiễm trùng xảy ra, kiến tăng nguy cơ phải cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường.
  • Biến chứng thần kinh thực vật: ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ thể mà không điều khiển đường bằng ý thức như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, rối loạn bài tiết mồ hôi, giảm ham muốn tình dục…

Biến chứng trên da ở người bệnh tiểu đường

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tất cả các cơ quan, bộ phân khác.Tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường thì da lại thường xuyên bị tổn thương do cơ thể hay bị mất nước, thiếu độ ẩm (khiến da bị khô nứt), kết hợp với việc hay bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Các tổn thương trên da thường xuất hiện nhất ở các vị trí như giữa các ngón tay, ngón chân, nách, háng… với các triệu chứng bao gồm đỏ, phồng rộp, ngứa…

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt còn dễ làm xuất hiện các tình trạng dưới đây trên da:

  • Tình trạng u vàng Da nổi lên nhiều các vùng màu vàng cứng với một vòng màu đỏ xung quanh(xanthomatosi)
  • Xơ cứng da: Da dày hơn và trở nên xơ cứng, thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Xuất hiện các đốm màu nâu trên da

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Ngoài nguyên nhân do tổn thương hệ thần kinh đã nói ở trên thì chức năng sinh dục của người bệnh còn bị ảnh hưởng do có sự thay đổi của hormon sinh dục. Tuy chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân nhưng các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nhiều người bệnh tiểu đường có sự suy giảm đáng kể của hormon sinh dục.

Không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sinh dục, bệnh tiểu đường nếu xảy ra khi mang thai còn làm tăng cao nguy cơ xuất hiện tiền sản giật, sảy thai, các dị tật bẩm sinh ở trẻ…

Tiểu đường gây biến chứng suy giảm chức năng sinh dục

Tiểu đường gây biến chứng suy giảm chức năng sinh dục

Biến chứng của bệnh tiểu đường trên hệ tiết niệu và tiêu hóa

Trên hệ tiết niệu, tiểu đường có thể dẫn tới các biến chứng như viêm đường tiết niệu (phổ biến hơn ở nam giới); chứng tiểu són, tiểu dắt… Đường huyết tăng cao cũng được cho là nguyên nhân của chứng liệt dạ dày (gastroparesis) khiến cho thức ăn ở lại dạ dày lâu hơn ở người tiểu đường. Chứng liệt dạ dày có thể gây ra các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, ở nóng, ợ chua…

Các biến chứng cấp tính khi đường huyết tăng cao trong bệnh tiểu đường

Trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insuIin (hormon vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào dể tạo ra năng lượng) khiến đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ chất béo. Tuy nhiên việc đốt cháy nhiều chất béo cũng sẽ sản sinh ra nhiều chất các chất độc hại đó là acid và các thể ceton. Nồng độ các chất này tăng cao trong máu sẽ gây ra một tình trạng đặc biệt nguy hiểm được gọi là nhiễm toan ceton với các biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi… và đặc biệt là trong hơi thở có một mùi rất đặc trưng (tương tự như mùi của chất tẩy sơn móng tay). Người bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp nếu không cơ thể có thể rơi vào tình trạng hôn mê sâu dẫn tới tử vong.

Một biến chứng khác cũng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu tăng lên rất cao (nhưng không có thể ceton trong máu) chủ yếu ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Tình trạng này xảy ra là khi đường huyết tăng lên rất cao khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Tăng áp lực thẩm thấu có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có thể nhận thấy rằng, những biến chứng của bệnh tiểu đường có mặt trên khắp các cơ quan bộ phận trên cơ thể, nhưng nếu kiểm soát tốt đường huyết bằng sự kết hợp giữa thuốc điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập cũng như các sản phẩm hỗ trợ có thể giảm đi rất nhiều nguy cơ về các biến chứng này.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/diabetes/effects-on-body