Sống lâu với bệnh tiểu đường giai đoạn cuối nhờ chăm sóc tốt

Tiểu đường giai đoạn cuối là khi các biến chứng của bệnh trở nặng và việc sử dụng thuốc điều trị gần như không còn phát huy hiệu quả. Dù khó điều trị nhưng nếu được chăm sóc tốt, người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài tuổi thọ và có một cuộc sống tốt hơn.

Bệnh tiểu đường khi nào là giai đoạn cuối?

Nhiều người thường nghĩ rằng khi tiểu đường xuất hiện biến chứng tức là bước vào giai đoạn cuối. Trên thực tế quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác. Theo ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương:

“Biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào. Nhiều người ngay từ khi phát hiện ra tiểu đường đã có biểu hiện biến chứng như tê bì tay chân, ngứa da, mờ mắt… Cho nên nếu nói có biến chứng là giai đoạn cuối thì không đúng, bởi nó còn phụ thuộc vào biến chứng đó là biến chứng gì. Ví dụ như nếu người tiểu đường bị biến chứng suy thận nặng thì gọi là giai đoạn cuối là hợp lý.”

Bác sĩ Nguyễn Huy Cường tư vấn về tiểu đường giai đoạn cuối

Như vậy, theo lời bác sĩ Cường, chúng ta có thể hiểu rằng, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là khi toàn phát nhiều biến chứng nghiêm trọng (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, cắt cụt chi, mù lòa…). Mức đường huyết ở giai đoạn cuối cũng tăng giảm thất thường khiến cho việc kiểm soát đường máu trở nên khó khăn hơn.

Để hiểu rõ hơn về các giai đoạn khác của bệnh tiểu đường, bạn tham khảo thêm tại bài viết “bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn”.

Biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, người tiểu đường gặp rất nhiều biến chứng khác nhau trên tim, mắt, thần kinh, tiêu hóa, thận tiết niệu… Dưới đây là một số biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối thường gặp và triệu chứng nhận biết chúng:

Biến chứng tim mạch

Trong giai đoạn cuối, các thành động mạch bị xơ vữa nặng có thể gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… và bệnh động mạch ngoại biên. Bạn có thể thường xuyên có dấu hiệu đau tức ngực, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở và phù nề bàn chân.

 Xem thêm: Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Tất cả những điều bạn cần biết để tránh rủi ro.

Người tiểu đường giai đoạn cuối dễ bị đau thắt ngực, khó thở.

Người tiểu đường giai đoạn cuối dễ bị đau thắt ngực, khó thở.

Bệnh thận tiết niệu

Bệnh thận đái tháo đường hay tiểu đường biến chứng thận cũng là một trong những dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, chức năng lọc của thận giảm, kết hợp với nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, có thể khiến số lần bạn đi tiểu tăng lên, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu. Những triệu chứng này thường kèm theo sốt, ớn lạnh và đau lưng. Cuối cùng có thể dẫn đến suy thận nặng.

Biến chứng về tiêu hóa

Các biến chứng trên hệ tiêu hóa như liệt dạ dày là kết quả của sự tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Điều này gây ra các biểu hiện như ợ nóng, buồn nôn, nôn ra thức ăn, nhanh no, chán ăn…

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Ở giai đoạn nặng, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng toàn bộ các dây thần kinh trong cơ thế bạn. Trong đó, các dây thần kinh ngoại vi ở chi dưới bị thiệt hại nhiều nhất. Bạn có thể gặp phải các vấn đề khó chịu ở đôi chân như tê bì, cảm giác kiến bò, kim châm, nặng hơn là đau đớn thường xuyên hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở các chi.

TPBVSK Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996 để được tư vấn chi tiết.

Điện thoại

Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường

Đường huyết cao gây xuất huyết võng mạc và dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy mắt mờ nhòe, hay chảy nước mắt, nhức mỏi. Nhưng nếu để lâu không can thiệp, biến chứng này có thể gây mất thị lực và mù lòa vĩnh viễn.

Nhiễm trùng, loét bàn chân

Hệ miễn dịch suy giảm và lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, gây các bệnh cơ hội và khiến các vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng. Ở giai đoạn nặng người tiểu đường có thể bị nhiễm trùng tại rất nhiều vị trí như trên da, răng lợi, sinh dục,…Đặc biệt, khi vị trí nhiễm trùng nằm ở vị trí bàn chân, kết hợp với những tổn thương thần kinh và mạch máu nhỏ nuôi dưỡng bàn chân sẽ khiến người tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi, tàn phế.

Vấn đề tình dục

Vấn đề tình dục cũng là một trong những biến chứng của tiểu đường giai đoạn cuối, gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh và mạch máu. Chúng có thể bao gồm rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt cực khoái và suy giảm ham muốn tình dục.

Xem thêm: Rối loạn cương do tiểu đường: Nguyên nhân và cách điều trị.

Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thật khó để trả lời chính xác rằng người bị tiểu đường giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ biến chứng, khả năng đáp ứng với thuốc, tâm lý, cách chăm sóc…

Tuy nhiên, không phải vì thế mà người tiểu đường hết hy vọng. Bởi có rất nhiều trường hợp tiểu đường bước vào giai đoạn cuối của biến chứng vẫn vượt qua được “cửa tử” và kéo dài cuộc sống thêm nhiều năm nữa. Ví dụ như câu chuyện của bác Luyên - người đã từng phải nhập viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim do biến chứng tim mạch dưới đây.

Bệnh tiểu đường kèm biến chứng tim mạch vẫn sống khỏe mạnh nhờ chữa đúng cách

Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho người tiểu đường giai đoạn cuối

Điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối đòi hỏi sự kiên trì của cả người mắc, bác sĩ và những thành viên trong gia đình, nhằm giảm nhẹ các triệu chứng, giảm đau đớn và duy trì chất lượng sống cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc mà bạn cần nắm rõ:

Theo dõi glucose máu

Kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm những cơn tăng/hạ đường huyết nguy hiểm. Nhờ đó, gia đình có thể kịp thời thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch điều trị. Trong thời gian này, mức đường huyết giai đoạn cuối có thể nằm trong khoảng từ 4 – 15 mmol/L.

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng

Điều quan trọng đối với người tiểu đường giai đoạn cuối là có chế độ ăn đủ dinh dưỡng thay vì một thực đơn ăn kiêng nghiêm ngặt. Chia nhỏ bữa ăn, ăn đồ dễ tiêu, đa dạng các loại rau củ là những ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, tùy theo việc bạn gặp phải biến chứng nào, chế độ ăn uống sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Ví dụ với người suy tim, trong thực đơn hàng ngày phải giảm dầu mỡ, uống vừa phải nước (không quá 1.5 – 2 lít/ngày). Người suy thận cần ăn hạn chế muối để giảm gánh nặng lên thận.

Sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Giảm nhẹ biến chứng bằng thảo dược

Sẽ rất khó để chữa khỏi hoàn toàn các biến chứng tiểu đường trong giai đoạn nặng, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn từ bỏ hy vọng. Bên cạnh những lưu ý trong chế độ ăn, kiểm soát đường huyết, các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng sẽ giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng và có một cuộc sống tốt hơn.

Sử dụng kết hợp TPBVSK Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ, giúp trì hoãn tiến triển của biến chứng và giảm bớt triệu chứng cho người tiểu đường.

Nhiều người bị biến chứng dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường chia sẻ, sau khi kiên trì sử dụng, sức khỏe của họ đã có những thay đổi tích cực, tinh thần phấn chấn hơn. Dưới đây là câu chuyện của một trong số rất nhiều người như thế.

Chia sẻ bác Phan Văn Minh về tpbvsk Hộ Tạng Đường.

Chăm sóc tinh thần

Những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý là vấn đề mà bạn sẽ gặp phải khi bị tiểu đường giai đoạn cuối. Hầu hết người bệnh trong giai đoạn này đều đau đáu những câu hỏi “tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu, chữa được không…”. Thế nhưng, điều này lại vô tình “tác động ngược” khiến bệnh cải thiện chậm hơn.

Để cải thiện tâm lý cho người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, các thành viên trong gia đình nên thường xuyên trò chuyện, động viên tinh thần và khuyến khích họ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng trong phạm vi bác sĩ cho phép. Những hoạt động này không chỉ có tác dụng giải tỏa tâm lý căng thẳng mà còn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị.

Thuốc dùng trong giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối là khoảng thời gian mà biến chứng trở nặng nên trong giai đoạn này bạn sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường khác nhau. Ví dụ như thuốc hạ đường huyết, huyết áp, thuốc mỡ máu, giảm đau, lợi tiểu, chống trầm cảm… Hãy đọc kỹ phần đơn thuốc, ghi chú hướng dẫn sử dụng và các điểm cần lưu ý của mỗi loại thuốc có trong đơn, sau đó dán vào vào vỏ của loại thuốc đó. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa việc quên thuốc và hiểu rõ khi nào cần gọi bác sĩ tới hỗ trợ.

Sống với tiểu đường giai đoạn cuối và biến chứng của bệnh không hề dễ dàng. Tuy nhiên, hy vọng vẫn luôn hiện hữu. Bằng việc chăm sóc đúng cách, tuân thủ điều trị, kết hợp cùng những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, người bị tiểu đường giai đoạn cuối vẫn có cơ hội giảm nhẹ bệnh và duy trì cuộc sống thêm nhiều năm hơn nữa.

Tài liệu tham khảo: Diabetes-healthnet, Diabetestreatmentguide.

* Đáp ứng của thực phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.