Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không và 9 câu hỏi thường gặp về tiểu đường

Khi được chẩn đoán tiểu đường, chắc hẳn trong đầu bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, có lây không, có chữa khỏi được không…? Bài viết sau tập hợp 10 câu hỏi cơ bản về căn bệnh này và lời giải đáp cặn kẽ từ các chuyên gia nội tiết.

Để biết được bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, trước tiên hãy tìm hiểu căn bệnh này là gì và vì sao nó lại xảy ra với bạn.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu cao. Nguyên nhân gây ra là do cơ thể giảm sản xuất insulin và/hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.

Bình thường, khi đường huyết tăng, tuyến tụy sẽ sản xuất ra nhiều insulin. Vai trò của hormon này là vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào – nơi chúng được sử dụng làm năng lượng. Khi đường huyết về mức bình thường, quá trình sản xuất insulin sẽ được tạm dừng.

Ở tiểu đường tuýp 1, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy gần như không còn, do đó người bệnh thường có triệu chứng rầm rộ và bắt buộc phải bổ sung insulin từ bên ngoài.

Với tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy chỉ giảm tiết insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả. Lâu dần, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy sẽ cạn kiệt và thông thường, người bệnh cũng phải dùng insulin như tiểu đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Rất nhiều người nghĩ rằng, bệnh tiểu đường chỉ nguy hiểm khi đường huyết tăng cao. Nếu bạn cũng có cùng suy nghĩ đó, thì bạn nên đọc tiếp bài viết này. Bởi, đường huyết cao chỉ là một phần, các biến chứng tiểu đường mới là nguy cơ thực sự.

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Đáng chú ý nhất phải kể đến:

  • Biến chứng tim mạch (xơ vữa, đau thắt ngực, đột quỵ…),
  • Biến chứng thần kinh (tê bì, mất cảm giác, tiểu tiện mất tự chủ…),
  • Bệnh võng mạc tiểu đường (giảm thị lực, đau nhức, mù lòa),
  • Biến chứng thận (suy giảm chức năng thận, suy thận),
  • Bệnh lý bàn chân (nhiễm trùng, loét chân, đoạn chi…).

hotline

 

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

Bệnh tiểu đường tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Đây là giai đoạn đường huyết tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường. Nếu điều trị đúng cách, người bệnh có 70% cơ hội thoát khỏi bệnh tiểu đường type 2. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này sẽ phát triển thành tiểu đường type 2.Tiền tiểu đường – Bệnh tiểu đường giai đoạn sớm:
  • Giai đoạn 2 - Tiểu đường tiến triển: Giai đoạn này đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết sau ăn và sự xuất hiện các triệu chứng đặc trưng: khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Giai đoạn 3 - Tiểu đường khó kiểm soát: Khi này tình trạng kháng insulin đã trở nên trầm trọng, HbA1c tăng cao và một số biến chứng bắt đầu xuất hiện buộc người bệnh phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau.
  • Tiểu đường giai đoạn cuối - xuất hiện nhiều biến chứng tiểu đường phối hợp: Đây là giai đoạn cuối cùng, người bệnh tiểu đường bị nhiều biến chứng nguy hiểm cùng lúc, quá trình điều trị khó khăn và sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

Xem thêm: Cách phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Tiểu đường không thể chữa khỏi tuy nhiên bạn có thể kiểm soát bệnh thậm chí là đẩy lùi tiểu đường nếu được áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách, trong đó dùng thuốc, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện đều đặn là 3 biện pháp nền tảng.

Xem thêm: Phương pháp toàn diện đẩy lùi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có lây không?

Tiểu đường không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không thể lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Thừa cân, béo phì
  • Lười vận động, tập thể dục ít hơn 3 lần/tuần.
  • Huyết áp cao, mỡ máu.
  • Tuổi trên 45.
  • Lịch sử gia đình: bố, mẹ hoặc anh em ruột mắc tiểu đường.
  • Dân tộc: người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn da màu
  • Có bệnh lý tuyến tụy.
  • Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc mắc buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường có di truyền không

Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền qua các thế hệ

Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền qua các thế hệ

Câu trả lời là có, tuy nhiên đây không phải là yếu tố nguy cơ quá lớn của bệnh tiểu đường. Với tiểu đường tuýp 1, nếu người bố mắc bệnh thì khả năng di truyền là 10%, tỷ lệ này chỉ còn 4% nếu là mẹ mắc bệnh. Với tiểu đường tuýp 2, nếu bố hoặc mẹ được chẩn đoán trước 50 tuổi, con cái có nguy cơ mắc bệnh khoảng 14%. Con số này sẽ tăng lên 50% nếu cả bố và mẹ bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường cần ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Dưới đây là một số gợi ý các thực phẩm nên ăn và cần hạn chế, bạn có thể tham khảo:

Các thực phẩm nên ăn

  • Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, yến mạch…)
  • Rau xanh (cải xoăn, xà lách, súp lơ…)
  • Trái cây tươi ít đường
  • Các loại đậu, cá, hải sản, trứng, sữa ít béo
  • Dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành…)

Chế độ ăn tiểu đường quyết định phần lớn hiệu quả điều trị

Chế độ ăn tiểu đường quyết định phần lớn hiệu quả điều trị

Các thực phẩm nên kiêng

  • Tinh bột trắng (cơm, bánh mỳ trắng…)
  • Rau đóng hộp, salad trộn nhiều bơ, pho mát.
  • Trái cây nhiều đường, siro, mứt quả.
  • Pho mát, đồ chiên rán, thịt gia cầm có da.
  • Mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.

Tiểu đường có được ăn khoai lang không?

Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang. Thứ nhất, loại củ này mặc dù chứa tinh bột nhưng cũng giàu chất xơ và có hàm lượng calo thấp. Thứ hai, nguyên tắc ăn uống của người tiểu đường là không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm gì, chỉ cần lượng dùng và cách dùng phù hợp. Cách sử dụng khoai lang tốt nhất là ăn khoai nướng cả vỏ. Nếu ăn khoai lang, bạn nhớ giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn đó để tránh tăng đường huyết.

Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?

Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới ví dụ như gây rối loạn cương, suy giảm chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, nếu kiểm soát đường huyết tốt, những nguy cơ này sẽ được hạn chế tối đa và vợ chồng bạn hoàn toàn có thể sinh con bình thường.

Người gầy có bị tiểu đường không?

Đa số người bệnh tiểu đường đều thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người gầy không có nguy cơ mắc tiểu đường. Bởi lẽ ngoài cân nặng có nhiều yếu tố khác có thể dẫn tới bệnh lý này như tuổi tác, di truyền, lối sống ít vận động, hút thuốc, huyết áp cao, dư thừa mỡ bụng…

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không tùy thuộc vào cách bạn kiểm soát đường huyếtt và các yếu tố sinh biến chứng tiểu đường. Bệnh tiểu đường hoàn toàn không nguy hiểm nếu bạn hiểu rõ về bệnh và kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc và nhiều phương pháp khác. Điều quan trọng là bạn cần hiểu tình trạng sức khỏe mình ra sao, các nguy cơ có thể gặp phải và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Nếu có thắc mắc hoặc phát hiện những bất thường không thể giải thích, bạn hãy liên hệ với bác sĩ và các chuyên gia y tế để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Link tham khảo:

http://balancedhealth.solutions/why-diabetes-is-dangerous-how-to-recognize-the-signs-of-this-metabolic-disease/

https://www.webmd.com/diabetes/diabetic-food-list-best-worst-foods#1