Bệnh tiểu đường có di truyền không? Giải đáp từ chuyên gia

Câu hỏi: Tôi bị tiểu đường gần 4 năm và mới vừa sinh em bé. Tôi nghe nói, trong gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường thì cũng bị bệnh. Vậy tiểu đường có phải bệnh di truyền, liệu con tôi sau này có bị tiểu đường không? Có cách nào phòng ngừa cho cháu từ nhỏ không?

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi rất đồng cảm với sự lo lắng của bạn. Hầu hết những gia đình có người mắc tiểu đường đều có chung các băn khoăn “Bệnh tiểu đường có di truyền hay không? Bố bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi? Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?”. Dựa trên sự tham vấn của ThS. BS Nguyễn Thị Thúy Hằng, trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường có thể di truyền từ bố mẹ sang con

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm rối loạn chuyển hóa. Đây hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm, lây qua đường máu, sinh dục, tiếp xúc nhưng có thể sẽ di truyền. Việc bệnh tiểu đường di truyền như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại tiểu đường bạn mắc phải.

Tỷ lệ di truyền ở tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 xảy ra chủ yếu do các gen đặc hiệu trong cơ thể gây ra sai sót trong hoạt động của hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch thay vì tấn công vào các yếu tố lạ lại tấn công chính tuyến tụy của cơ thể, làm mất hoàn toàn năng sản xuất insulin (một hormon điều hòa đường huyết).

Kết quả nghiên cứu về tiểu đường type 1 của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard cho thấy: Trong gia đình, nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường type 1 thì khả năng di truyền cho con cái là khoảng 30%. Nếu gia đình chỉ có bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là 6%, còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4%.

Tỷ lệ di truyền ở tiểu đường type 2

Khác với tiểu đường type 1, nguyên nhân hình thành tiểu đường type 2 chủ yếu do lối sống tĩnh tại, ít vận động, thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học… Thế nhưng, một điều trái ngược là tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con ở tiểu đường type 2 trên thực tế lại cao hơn nhiều tiểu đường type 1.

Nếu được chẩn đoán tiểu đường type 2 trước 50 tuổi, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái khoảng trên 14% và sẽ giảm còn 7,7% trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi. Con số này đạt mức 50% nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ có cả bố và mẹ bị tiểu đường.

Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên về những con số trên. Lý giải cho sự trái ngược về tỷ lệ di truyền này, các bác sĩ cho rằng vì tiểu đường type 2 bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống, do vậy chính lối sống không lành mạnh của bố mẹ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở con cái. Trường hợp của bạn, vì chưa nói rõ bạn mắc tiểu đường loại nào, nhưng ắt hẳn con bạn đã đang nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường có thể di truyền, nếu bố mẹ bị bệnh con sẽ có nguy cơ mắc cao hơn

Bệnh tiểu đường có thể di truyền, nếu bố mẹ bị bệnh con sẽ có nguy cơ mắc cao hơn

Lời khuyên để phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Để cải thiện được sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiểu đường cho con, ngay từ bây giờ, bạn nên có kế hoạch thay đổi lối sống và tập dần những thói quen tốt cho cả bạn và bé. Bạn có thể tìm hiểu về những cách phòng bệnh hiệu quả trong bài viết: 6 cách đơn giản giúp phòng chống bệnh tiểu đường.

Kết hợp lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường của mình và phòng ngừa bệnh sớm cho con. Bên cạnh đó, theo như chia sẻ thì bạn đã mắc tiểu đường 4 năm. Đây cũng là khoảng thời gian dài nên dễ làm xuất hiện các biến chứng tiểu đường như tê bì tay chân, khô ngứa da, mờ mắt… Vậy nên ngoài việc cần ổn định đường huyết, bạn càng cần quan tâm hơn đến các giải pháp giúp phòng và cải thiện biến chứng.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sử dụng kết hợp 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Hoài Sơn, Mạch môn, Nhàu sẽ giúp ngăn chặn quá trình stress oxy hóa - nguyên nhân “đầu sỏ” của mọi biến chứng tiểu đường, không chỉ phòng và còn làm giảm được tác hại của biến chứng tiểu đường gây ra trên toàn bộ cơ thể. Bạn xem thêm thông tin về 4 thảo dược này trong bài viết: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Một vài thông tin bên lề thú vị sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình sống chung với bệnh tiểu đường, đó là các câu chuyện “người thật việc thật” về quá trình chữa bệnh tiểu đường và cách mà họ đã áp dụng thành công để đối đầu với biến chứng:

Kinh nghiệm giảm tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường của cô Hợp

Cách cải thiện ngứa da, khô da do tiểu đường của ông Nhan Thiên Trang

 Điện thoại

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về băn khoăn bệnh tiểu đường có di truyền không, đồng thời biết cách để điều trị bệnh tiểu đường cho mình, phòng tránh bệnh tiểu đường cho con một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo: diabetes.org.