Cách chăm sóc bàn chân tiểu đường trong mùa đông

Chăm sóc bàn chân tiểu đường trong những ngày mùa đông là việc làm quan trọng cần được lưu tâm. Bởi vì mùa đông với tiết trời lạnh và hanh khô khiến bàn chân của người tiểu đường thường bị khô, nứt nẻ và tê bì. Hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp đôi chân của bạn khỏe mạnh trong suốt mùa đông này! “Độ ẩm thấp, trời lạnh và khô sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường ở chân” - TS.Michael Shlonsky - chuyên gia biến chứng bàn chân tiểu đường tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cho biết. Có khoảng 15 - 20% người bệnh tiểu đường phải nhập viện để điều trị loét chân và nhiễm trùng. Trong số đó, một vài trường hợp còn phải cắt cụt chi vì hoại tử xương. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phòng ngừa biến chứng bàn chân khi mắc tiểu đường, đặc biệt là trong mùa đông. TS.Michael Shlonsky đã chỉ ra những cách giúp người tiểu đường bảo vệ đôi chân như sau:

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

“Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường đều cần tập thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày” - TS.Shlonsky cho biết. Trong khi kiểm tra, cần chú ý tới tất cả các khu vực chịu tì đè nhiều ở chân như lòng bàn chân, mắt cá nhân và cả các kẽ ngón chân. Hãy kiểm tra và phát hiện các vết nứt nẻ, vết thương, chảy mủ, sưng, vết trai chân… bởi đó đều là những nguyên nhân dẫn đến đoạn chi nếu không được phát hiện sớm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm tra bàn chân, chẳng hạn như bị đau khớp không cúi xuống được, mắt kém không nhìn rõ hoặc bụng to không gập được người... thì hãy nhờ người thân kiểm tra giúp.

Chọn giày phù hợp

Chọn giày phù hợp

Bệnh tiểu đường kết hợp với thời tiết lạnh có thể làm giảm lưu thông máu tới chân và tăng nguy cơ loét bàn chân. Vì vậy, các loại giày mà bạn chọn để đi trong mùa đông trước hết cần đảm bảo tiêu chí là đủ ấm, đế đủ dày (để tránh vật sắc nhọn), đủ êm và không quá chật vì có thể làm cản trở dòng máu tới chân. Tránh chọn các loại giày cứng, giày cao gót gây hại cho chân. Bạn cũng nên đi tất thường xuyên vừa để giữ ấm cho bàn chân, vừa đẻ bảo vệ bàn chân khỏi chấn thương vô tình. Nên chọn tất len, tất cotton có độ đàn hồi và thấm hút mồ hôi tốt.

Điện thoại

Luôn giữ bàn chân khô ráo

Luôn giữ bàn chân khô ráo

Những cơn mưa phùn nhỏ bạn có thể không để ý nhưng sẽ vô tình làm ướt giày và tất. Nếu bạn ra ngoài, hãy luôn mang theo một đôi tất để thay thế khi bị ướt, vì để tất ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu vô tình bị ướt chân hoặc sau khi đi tắm, hãy thấm khô bằng một chiếc khăn sạch.

Dưỡng ẩm bàn chân

Dưỡng ẩm bàn chân

Tổn thương thần kinh tiểu đường và tuần hoàn máu kém có thể làm giảm chức năng của các tuyến mồ hôi dưới bàn chân, hậu quả là da chân sẽ bị khô, nứt nẻ và bong tróc. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một loại kem dưỡng ẩm cho bàn chân. Cách sử dụng kem dưỡng ẩm: Sau khi tắm, dùng khăn sạch thấm thật khô bàn chân, sau đó bôi một lớp kem mỏng. Lưu ý không bôi quá nhiều vào kẽ ngón chân vì có thể gây ra nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Cắt móng chân

Cắt móng chân

Móng chân không được cắt thường xuyên có thể là nơi để vi khuẩn phát triển, hoặc vô tình gây ra vết thương ở bàn chân. Đó là lý do vì sao người tiểu đường không nên để móng chân quá dài. Thời điểm cắt móng chân tốt nhất là sau khi tắm vì lúc này móng chân mềm nên rất dễ cắt. Bạn nên dùng kìm bấm móng chuyên dụng, không nên dùng kéo. Nên cắt móng chân theo một đường ngang chứ không cắt theo hình vòm tròn của ngón chân. Nếu có các móng chân bất thường như mọc quặp vào bên trong hoặc dày sừng… bạn nên đến xin tư vấn của bác sĩ.

Hạn chế ngâm chân

Hạn chế ngâm chân

Khi bàn chân bị lạnh và tê bì, người tiểu đường thường nghĩ tới việc ngâm chân. Về mặt tích cực, việc ngâm chân bằng nước ấm có thể giúp cải thiện lưu lượng máu tới chân. Tuy nhiên, có một thực tế là người bệnh tiểu đường đã bị giảm cảm giác ở bàn chân do tổn thương thần kinh, nên việc ngâm chân có thể gây bỏng nếu không kiểm tra nhiệt độ cẩn thận. Nếu bạn vẫn có nhu cầu ngâm chân, hãy nhờ người nhà hoặc dùng nhiệt kế để kiểm tra, tránh nước quá nóng.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường trong máu

Giữ cho đường huyết nằm trong giới hạn an toàn là việc không thể thiếu nếu bạn muốn tránh biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Kể cả khi bạn chăm sóc kỹ lưỡng mà đường huyết vẫn cao thì biến chứng bàn chân vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, hãy chú ý dùng thuốc đầy đủ, ăn uống khoa học và duy trì tập luyện để giữ đường huyết ổn định.

Sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng

Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Biến chứng bàn chân do tiểu đường là sự kết hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh và nhiễm trùng. Vì vậy, để phòng ngừa biến chứng bàn chân một cách toàn diện nhất, bạn cần phục hồi được các tổn thương của mạch máu và thần kinh ở bàn chân. TPCN Hộ Tạng Đường có thể làm được điều này nhờ có chứa các thành phần chống oxy hóa mạnh (Nhàu, Câu kỷ tử, Alpha Lipoic Acid) kết hợp với cơ chế ổn định đường huyết từ Hoài sơn và Mạch môn.

Nguồn:

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/symptoms/diabetes-smart-tips-for-winter-foot-care/