Ba dạng bệnh đái tháo đường: Typ1, typ2 và tiểu đường thai nghén

Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng khi cơ thể không có khả năng lưu trữ và sử dụng đúng cách đường trong thức ăn, khiến lượng đường này bị đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Căn bệnh này có ba dạng khác nhau.

Anh em sinh ba trong “đại gia đình” đái tháo đường

Ba dạng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) khác nhau là đái tháo đường type 1 (do thiếu hụt insulin tuyệt đối), đái tháo đường type 2 (do kháng insulin) và tiểu đường thai kỳ (kích thích nội tiết tố sinh ra trong quá trình mang thai làm giảm tác động của insulin).

Ở người bình thường, glucose hay còn gọi là đường huyết luôn được giữ ở mức hằng định bởi Insulin - một hormone có vai trò điều hoà đường huyết, được tuyến tuỵ tiết ra với lượng nhỏ vào máu, và tăng lên sau mỗi bữa ăn khi đường huyết tăng cao. Loại hormone này được ví như một “vị sứ giả” với chiếc chìa khóa trong tay, mở ra cánh cửa để đường trong máu đi vào tế bào cơ, mô mỡ, và gan… Thiếu insulin hoặc insulin bị vô hiệu hóa đều là nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Đái tháo dường type 1 còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Đây là dạng bệnh tự miễn do hệ miễn dịch của cơ thể “nhận nhầm” các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin là “kẻ địch” và tiến hành tiêu diệt. Bệnh nhân không có khả năng tự sản xuất insulin nữa dẫn đến đái tháo đường.

Đái tháo đường type 2 là bệnh không phụ thuộc vào insulin, thường gặp ở người trưởng thành nhưng cũng có ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh này do thừa cân, béo phì. Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ so với nhu cầu của cơ thể hoặc insulin được sản xuất ra không đáp ứng với các thụ thể của tế bào, được gọi là đề kháng.

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và thường tự khỏi sau khi sinh con. Tuy nhiên, những đối tượng này cũng có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ type 2.

Insulin được sản xuất ở tuyến tụy và được đổ vào máu để chuyển hóa glucose

Insulin được sản xuất ở tuyến tụy và được đổ vào máu để chuyển hóa glucose (giải thích trên ảnh: glucose (màu tím), insulin (màu xanh), mạch máu, tuyến tụy)

Mục tiêu kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Đa số người bình thường khỏe mạnh sẽ có mức độ đường máu khi đói vào khoảng 4 mmol/L hoặc 72mg/dL. Ngưỡng đường huyết cho phép ở người bệnh đái tháo đường là cao hơn người bình thường (theo bảng). Duy trì glucose máu trong giới hạn an toàn này là mục tiêu hàng đầu nhằm hạn chế sự tiến triển và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

TPCN Hộ Tạng Đường – Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Đồng thời hỗ trợ điều hòa đường huyết, huyết áp và giảm cholesterol máu. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

Mức glucose theo phân loại Nồng độ glucose trước bữa ăn Nồng độ glucose 2 giờ sau bữa ăn
Người bình thường 4,0-5,9 mmol / L (72 – 106 mg/dL) Dưới 7,8 mmol / L (Dưới 140 mg/dL)
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 4-7 mmol / L (72 – 126 mg/dL) Dưới 8,5 mmol / L (Dưới 153 mg/dL)
Bệnh nhân đái tháo đường type 1 4-7 mmol / L (72 – 126 mg/dL) Dưới 9 mmol / L (Dưới 162 mg/dL)
Trẻ em bị đái tháo đường type 1 4-8 mmol / L (72 – 144 mg/dL) Dưới 10 mmol / L (Dưới 180 mg/dL)

Kiểm tra đường huyết thường xuyên để kiểm tra nồng độ đường trong máu

Kiểm tra đường huyết thường xuyên để kiểm tra nồng độ đường trong máu

Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2

Hai dạng bệnh ĐTĐ type 1 và type 2 có nhiều sự khác biệt từ dấu hiệu, chẩn đoán đến phương pháp điều trị. Dưới đây là những khác nhau cơ bản về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra 2 dạng bệnh này.

  Đái tháo đường type 1 Đái tháo đường type 2
Nguyên nhân Tế bào beta trong tuyến tụy bị tiêu diệt bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm hoặc không còn khả năng sản xuất insulin, dẫn đến đường huyết trong máu tăng cao Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột kéo dài khiến cho nhu cầu về insulin tăng vọt. Lượng insulin quá nhiều khiến cơ thể dần dần đề kháng lại. Các thụ thể trên tế bào không nhận diện insulin nữa, đường trong máu không thể xâm nhập vào tế bào dẫn đến đái tháo đường.
Cơ sở di truyền Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 1 là do bệnh nhân nhận gene di truyền từ cả cha và mẹ. Bệnh đái tháo đường type 2 có liên quan chặt chẽ hơn đến yếu tố di truyền. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường type 2 có 1 thành viên khác trong gia đình (bố, mẹ hoặc anh, chị) mắc bệnh này
Hiệu ứng của cơ thể Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm tế bào beta tuyến tụy (tế nào sản xuất ra insulin), thường xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm virus như: quai bị, rubella… Bệnh ĐTĐ xuất hiện có liên quan đến lão hóa, lối sống ít vận động, yếu tố gia đình và bệnh béo phì.
Thời tiết Thời tiết có ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường type 1 vì thời điểm mùa đông đề phát bệnh hơn mùa hè. Những nơi có khí hậu lạnh hơn, bệnh nhân dễ phát bệnh đái tháo đường type 1 Bệnh đái tháo đường type 2 dễ gặp ở những khu vực ít được mặt trời chiếu sáng trong năm. Họ có ít vitamin D trong máu trong khi loại vitamin này rất quan trọng để hỗ trợ chức năng miễn dịch và độ nhạy của tế bào với insulin
Chế độ ăn uống Chế độ dinh dưỡng của trẻ từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 khi trưởng thành. Những đứa trẻ được bú sữa mẹ và được ăn dặm muộn hơn sẽ ít bị mắc bệnh hơn. Béo phì làm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Những người có thân hình béo, ăn nhiều đường đơn (bánh kẹo, hoa quả ngọt, sữa, mật ong…), ít chất xơ và vitamin, lười vận động sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

Theo nguồn: http://www.medicalnewstoday.com

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả 


Thông tin cho bạn: Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường