Ảnh hưởng bất lợi do Đái tháo đường lên bàn chân - Biến chứng tiểu đường

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường là bệnh lý bàn chân với hậu quả là loét bàn chân, cắt cụt chi ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Một trong những biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có tính phức tạp và khó điều trị nhất chính là bệnh lý bàn chân. Đây là hậu quả của sự kết hợp biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh và tình trạng nhiễm trùng. Bất cứ bệnh nhân ĐTĐ nào cũng có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến bệnh lý này và khi đó nguy cơ cắt cụt chi tăng từ 15 tới 46 lần so với người không mắc bệnh. Đại đa số những biến chứng bàn chân do ĐTĐ dẫn tới đoạn chi bắt đầu bằng loét da. Phát hiện sớm và điều trị thích hợp các vết loét có thể phòng ngừa tới 85 % các trường hợp đoạn chi.
 
 

Bệnh mạch máu ngoại biên là gì?

Tiểu đường cũng ảnh hưởng đến các mạch máu và làm thay đổi dòng chảy của máu. Khi mạch máu bị tổn thương, từ đó các mạch máu bị chít hẹp và xơ cứng làm giảm khả năng cung cấp máu. Khi không có đủ lưu lượng máu đến các chi thì đó gọi là "bệnh mạch máu ngoại biên". Bệnh mạch máu ngoại biên là một rối loạn tuần hoàn có ảnh hưởng đến các mạch máu đi từ tim. Nếu bạn có một nhiễm trùng không lành vì lưu lượng máu kém, bạn có nguy cơ phát triển loét hoặc hoại tử (cái chết của mô do thiếu máu).

Bệnh thần kinh do đái tháo đường là gì?

Khi đường huyết không kiểm soát được bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh. Nếu bạn đã bị tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân, bạn có thể bị mất cảm giác nghĩa là không cảm thấy nóng, lạnh, hoặc đau. Thậm chí bạn cũng sẽ không cảm nhận một vết loét hoặc vết cắt trên chân của bạn là bởi vì do tổn thương thần kinh và nặng hơn từ những vết thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử. Mất cảm giác ở chân làm cho chân hoạt động không theo sự chỉ đạo của cơ thể, điều này tạo ra quá nhiều áp lực lên đôi chân. Người ta ước tính có đến 10% những người bị bệnh tiểu đường sẽ phát triển thành loét chân. Loét chân xảy ra do tổn thương thần kinh và bệnh mạch máu ngoại biên.

Nấm kẽ chân

Chân thường nhiễm nấm gây ngứa, đỏ, và nứt làm cho vi trùng có thể nhập thông qua các vết nứt trên da của bạn và gây ra nhiễm trùng. Các loại thuốc diệt nấm được sử dụng để điều trị bàn chân. Những loại thuốc này có thể uống hoặc bôi trực tiếp vào vùng da bị nhiễm nấm.

Nhiễm nấm móng

Móng chân bị nhiễm nấm có thể bị đổi màu (màu vàng nâu hay mờ), dày và giòn, phần bị nhiễm nấm này có thể tách khỏi ra khỏi phần còn lại của móng.Trong một số trường hợp, móng chân tay có thể vỡ vụn. Môi trường tối, ẩm và nóng của giày chính là nguyên nhân có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm. Ngoài ra, một chấn thương nhỏ ở móng có thể đặt bạn vào nguy cơ nhiễm nấm. Nhiễm nấm móng rất khó điều trị. Có thể dùng thuốc dạng bôi trực tiếp lên móng nhưng nó chỉ tác dụng rất nhỏ với các vấn đề nấm móng. Nếu bạn dùng thuốc uống thì nên theo quy định của bác sĩ. Mục tiêu điều trị là loại bỏ các mô móng bị hư hỏng.

Vết chai chân do da bị sừng hóa

Được gây ra bởi sự phân bố không đồng đều trọng lượng cơ thể, có thể ở cạnh dưới bàn chân hoặc gót chân. Nguyên nhân chủ yếu do đi dày dép không đúng cách hoặc lựa chọn giầy dép không phù hợp. Chăm sóc thích hợp là cần thiết nếu bạn có một chai chân. 1. Sau khi tắm dưới vòi sen, bạn sử dụng đá bọt để nhẹ nhàng loại bỏ các mô sẹo. 2. Sử dụng miếng đệm và lót trong giày của bạn. 3. Có thể sử dụng một số thuốc để làm mềm các vết chai. 4. Không cố gắng cắt các mô sẹo hoặc loại bỏ nó bằng một vật sắc.

Cục chai chân

Thường hình thành ở giữa các đốt ngón chân, hoặc giữa các ngón chân – khu vực có lớp da dày. Đây có thể là hậu quả do áp lực của giày dép cọ xát các ngón chân hoặc ma sát gây ra giữa các ngón. Các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên người bệnh đái tháo đường thường chủ quan và không quan tâm. Chính vì vậy các cục chai chân này có điều kiện phát triển nhiều hơn, dễ bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng. Một số lưu ý khi bị cục chai chân: - Sau khi tắm bạn sử dụng đá bọt để nhẹ nhàng loại bỏ các lớp mô đã chết. - Không tự ý sử dụng thuốc chấm để làm tan vết chai. - Không cố gắng để cắt vết chai hoặc loại bỏ nó bằng một vật sắc.

Vết phồng rộp da

Mang giày không phù hợp hoặc đi giày không có tất có thể gây phồng rộp da, và có thể bị nhiễm trùng. Khi điều trị tổn thương này, điều quan trọng là không cậy bỏ lớp da bị phồng rộp, vì chúng giúp bảo phần bị tổn thương khỏi bị nhiễm trùng. Sử dụng một loại kem kháng khuẩn, băng sạch, mềm để giúp bảo vệ da và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Viêm bao hoạt dịch

Viêm thường xuất hiện tại mắt cá ngón chân cái, với dấu hiệu sưng tấy, đỏ và đau khi vận động. Viêm bao hoạt dịch có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 mắt cá chân, khi ngón chân cái bị vẹo vào trong. Viêm bao hoạt dịch xuất hiện chủ yếu là do mang dày dép cao gót hoặc mũi giày nhọn gây bó chặt các ngón chân, làm biến dạng xương ngón cái. Việc sử dụng miếng lót mềm trên bàn chân có thể giúp bảo vệ bao hoạt dịch không bị kích thích. Một thiết bị cũng có thể được sử dụng để tách ngón chân cái và ngón thứ hai. Nếu bao hoạt dịch là nguyên nhân gây đau dữ dội và / hoặc biến dạng, phẫu thuật để tổ chức lại các ngón chân có thể là cần thiết.

Da khô

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường làm tổn thương thần kinh tự chủ điều tiết việc bài tiết mồ hôi, dẫn đến ức chế việc bài tiết mồ hôi quá mức, làm cho da khô và nứt nẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng xà phòng và kem dưỡng ẩm để giúp giữ cho làn da của bạn ẩm và mềm mại.

Loét chân

Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Lưu ý là các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không có kết quả. Vì vậy, các BN ĐTĐ cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.

Ngón chân khoằm

Ngón chân bị bẻ cong vì cơ gấp bị suy yếu làm cho dây chằng (mô kết nối cơ với xương) bị co rút và gây tổn hại dây thần kinh làm cho các ngón chân bị cong gập, không duỗi thẳng được Hiện tượng này cũng có thể được gây ra bởi giày quá trật. Nẹp và giày dép phù hợp có thể có ích trong việc điều trị ngón chân cong. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật chỉnh hình các ngón chân có thể là cần thiết.

Móng chân quặp

Thường xảy ra ở móng cái, khi các cạnh của móng quặp vào trong da, gây tăng áp lực dọc theo các cạnh móng. Các cạnh của móng có thể cắt sâu vào da, gây mẩn đỏ, sưng, đau và nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến là do sử dụng giày dép quá chật. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như: cắt tỉa móng không đúng cách, chấn thương ngón do chạy, đi bộ, hoặc thể dục nhịp điệu. Cắt tỉa móng chân đúng cách để ngăn ngừa móng chân quặp. Nếu bạn có nhiễm trùng móng, bạn cần sự chăm sóc của bác sĩ. Vấn đề nghiêm trọng với móng mọc quặp có thể được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ một phần của móng chân.

Mụn cóc

Mụn cóc trông giống như vết chai trên mu của bàn chân hoặc gót chân, xuất hiện từng đám với nhiều mụn nhỏ đầu đen ở trung tâm Các mụn cóc thường gây đau đớn và có thể phát triển đơn lẻ hoặc thành đám lớn. Mụn cóc được gây ra bởi một loại virus lây nhiễm thâm nhập vào lớp ngoài của da trên lòng bàn chân. Không sử dụng thuốc để tiêu các mụn cóc. Nếu bạn không chắc chắn đó là mụn cóc hoặc mô sẹo, hãy để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
<<
1/115
>>

Vân Nga


Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường Giải pháp cho bệnh tiểu đườngĐạt hàng