Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường sẽ sớm xảy ra nếu bạn không biết cách chăm sóc và kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu sớm của biến chứng. Sau đây là những thắc mắc thường gặp về bệnh lý bàn chân do tiểu đường, được giải đáp bởi các chuyên gia nội tiết hàng đầu.
Đối với người tiểu đường, việc bảo vệ bàn chân cũng quan trọng không kém kiểm soát đường huyết. Bên cạnh chế độ ăn kiêng, tập luyện và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, thì người tiểu đường cần đi tái khám định kỳ và có thói quen kiểm tra bàn chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu tìm hiểu và xem những bức ảnh về biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường(biến dạng bàn chân, vết loét, đoạn chi…), bạn sẽ thấy nó nguy hiểm và đáng sợ đến mức nào. Đa phần người tiểu đường vẫn còn chủ quan và không nghĩ rằng biến chứng này sẽ xảy đến với mình. Tuy nhiên, đối với bệnh tiểu đường, chỉ một vết xước nhỏ do cọ vào quai dép cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ đoạn chi.
XEM THÊM: ĐOẠN CHI DO BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG CHỈ VÌ MỘT VẾT XƯỚC NHỎ
Kiểm tra bàn chân hàng ngày bằng tay và mắt thường là cách tốt nhất để phát hiện sớm biến chứng này. Nên kiểm tra cẩn thận lòng bàn chân, các kẽ ngón chân và gót chân để phát hiện ra những bất thường như: Vết thương, vết loét, chai chân, nứt nẻ, bàn chân bị biến dạng, móng chân quặp… Một số người có thị lực yếu hoặc bị béo phì không thể nhìn thấy bàn chân nên nhờ người nhà kiểm tra hoặc có thể tự kiểm tra qua gương.
Kiểm tra phản xạ và cảm giác bàn chân, phát hiện sớm biến chứng tiểu đường
Cách xử trí bất thường ở bàn chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Nếu đó là một vết thương chảy mủ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được điều trị, vết thương càng để lâu nguy cơ hoại tử và cắt cụt cân càng cao. Nếu đó chỉ là những vết chai chân hay vết xước thông thường thì bạn có thể tự xử trí tại nhà và theo dõi.
XEM THÊM: CÁCH CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Ngoài ra, bạn cũng cần tái khám tại bệnh viện để kiểm tra phản xạ và cảm giác của bàn chân, vì người tiểu đường thường bị mất cảm giác do biến chứng thần kinh ngoại biên.
Trước tiên, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da. Sau khi rửa sạch bàn chân, và bàn chân chưa khô hoàn toàn, thoa kem dưỡng ẩm đều khắp, nhưng tránh các kẽ ngón chân. Bạn nên đi tất sau khi thoa kem để da bàn chân hấp thụ kem tốt hơn. Không nên sử dụng các loại kem bôi chứa cồn vì các sản phẩm này có thể khiến da bị khô hơn.
Nếu áp dụng cách trên mà tình trạng khô nứt, bong tróc da không được cải thiện, bạn nên đi khám để được kê thuốc chuyên dụng.
Móng chân ở người tiểu đường có thể trở nên dày sừng và đổi màu do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: Nhiễm nấm, nhiễm nấm men, dinh dưỡng không đầy đủ, sức khoẻ kém, di truyền, các bệnh khác như bệnh vẩy nến, hoặc thậm chí là do giày không “đạt chuẩn”.
Hiện nay có một số phương pháp cải thiện tình trạng dày sừng móng nhưng đều chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi, nguyên nhân chính gây dày sừng chính là tổn thương thần kinh do người tiểu đường. Vì vậy, giải pháp chính là ổn định đường huyết và phục hồi tổn thương thần kinh bằng cách sử dụng Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt cho phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.
XEM THÊM: BÍ QUYẾT CẢI THIỆN KHÔ NGỨA DA, DÀY SỪNG DO BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
Athlete’s foot (hay bệnh bàn chân lực sỹ) là một bệnh nhiễm nấm ở bàn chân rất phổ biến, có thể xảy ra trên một hoặc cả hai chân. Người tiểu đường có khả năng mắc bệnh athlete’s foot cao gấp 3 lần người không bị tiểu đường.
Athlete’s foot – một trong những biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Để cải thiện căn bệnh này, cần kết hợp điều trị nấm bàn chân bằng các chế phẩm kháng nấm và phòng ngừa tái phát bằng cách sử dụng giày, tất sạch sẽ. Người bệnh nên sử dụng xem kẽ ít nhất 2 đôi giày khác nhau và đảm bảo giày luôn khô thoáng. Bên cạnh đó, cần vệ sinh tất cả các đồ vật mà bàn chân thường xuyên tiếp xúc như: Giày, tất, thảm chùi chân, sàn phòng tắm,… để phòng tránh nấm lây lan từ vùng da này sang vùng da khác và từ người này sang người khác.
Tốt nhất, người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng phác đồ, không nên tự ý sử dụng thuốc.
Chăm sóc bàn chân là một việc không mất thời gian nhưng bạn nên làm mỗi ngày để phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bao gồm các bước:
Với những hướng dẫn chi tiết của chuyên gia được đề cập trong bài viết này, hy vọng bạn có đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và “đối mặt” với biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng
Tham khảo: https://www.diabetesselfmanagement.com/managing-diabetes/complications-prevention/foot-care-qa-part-1/