Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bị tiểu đường, ngón chân sưng tấy nên làm thế nào?

    Tôi 85 tuổi, bị tiểu đường nhiều năm, nay các ngón chân sưng tấy, đau buốt, chảy máu, mủ. Vậy tôi cần làm thế nào để cải thiện? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bác,
    Theo những gì miêu tả thì bác nên nhập viện luôn, bởi tình trạng sưng tấy lại kèm theo chảy máu, mủ vậy là biểu hiện của viêm nhiễm nặng. Đây là một biến chứng rất nghiêm trọng và rất khó điều trị ở người bệnh tiểu đường. Nếu không được chữa ngay, các vết viêm nhiễm sẽ nặng lên, gây hoại tử và có nguy cơ cao phải cắt cụ chi để ngăn hoại tử lan rộng.
    Tại bệnh viện, bác sẽ được làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, sau đó sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.
    Để chăm sóc và điều trị vết loét, mủ, sưng tấy tại chân hiệu quả hơn, bác tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/huong-dan-cach-dieu-tri-loet-ban-chan-do-tieu-duong-hieu-qua.html
    Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Glucose 12,86 mmol/l và HbA1c 6,5% có phải bị tiểu đường

    Chỉ số glucose là12,86. Chỉ số hbA1c là có phải 6.5 có phải bị tiểu đường không.
    Icon
    Chào bạn,
    Với chỉ số đường huyết và HbA1c như vậy thì bạn đã bị bệnh tiểu đường. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp giảm và ổn định đường huyết.
    - Về việc sử dụng thuốc tây: bạn nên dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc thêm bớt thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
    - Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn nhiều đường và tinh bột, đặc biệt là các tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, bún, miến, phở nên ăn các tinh bột trong khoai lang, gạo lứt,...Ăn nhiều chất xơ, không nên ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh hạ đường huyết quá mức.
    - Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 45 – 60 phút mỗi ngày.
    Thêm vào đó, để cho hiệu quả giảm đường huyết bền vững, tự nhiên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ từ thiên nhiên, chẳng hạn như TPBVSK Hộ Tạng Đường.
    Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của bệnh nhân sử dụng sản phẩm cho hiệu quả rõ rệt trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Nếu cần tư vấn thêm về cách điều trị, bạn có thể liên lạc với chúng tôi theo số 0936 057 996 để được hỗ trợ trực tiếp, sớm nhất.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường kèm biếng ăn, suy giảm trí nhớ và tiểu nhiều.

    Còn nay 15 tuổi còn bị tiêu đường k theo biếng ăn suy giảm trí nhớ tiểu liên tục .con bị có năng không
    Icon
    Chào bạn,
    Không rõ hiện các chỉ số đường huyết của bạn là bao nhiêu? Bạn có đang tuân thủ việc tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ không? Bởi nếu chỉ dựa vào triệu chứng bạn đưa ra thì chúng tôi chưa thể kết luận tình trạng của bạn có nặng hay không. Tuy nhiên, chúng tôi đang thấy chứng tiểu nhiều của bạn có thể do đường huyết tăng cao, vấn đề về thận, biến chứng thận do hệ quả của bệnh tiểu đường. Triệu chứng suy giảm trí nhớ mà bạn đang gặp phải rất có thể là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Do đó, tốt nhất, bạn nên xếp 1 buổi đến viện để thăm khám kiểm tra sức khỏe, kiểm tra các chỉ số đường huyết và tuân thủ đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi đường huyết bạn được kiểm soát tốt, tình trạng tiểu nhiều và chán ăn của bạn được cải thiện, dần dần sức khỏe của bạn sẽ được hồi phục.
    Bên cạnh các thuốc điều trị tây y, chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, điển hình như tpcn Hộ Tạng Đường. Bởi nghiên cứu cho thấy sản phẩm giúp làm tăng cường tác dụng của ln-su-lin nên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đồng thời, trong tpcn Hộ Tạng Đường có chứa acid alpha lipoic (ALA) là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm tốt vào các mô, giúp tăng độ nhạy cảm của in-su-lin khi sử dụng phối hợp, khi kết hợp với Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành mạng lưới chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu. Nhờ vậy, sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng khác do bệnh gây ra trên tim, mắt, thận, thần kinh... cho người bệnh. Dưới đây là chia sẻ của một số người bệnh tiểu đường tuýp 2 đã kiểm soát đường huyết hiệu quả với Tpcn Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=1
    Thân mến.
  • Icon

    Bị tiểu đường 2 năm, chân có lúc tê buốt và giật là bị gì?

    Tôi bị tiểu đường hai năm nay. Gần đây tôi cảm thấy có lúc chân tê buốt và giật, có lúc lại bình thường. Tôi có đi khám hàng tháng lấy thuốc bệnh viện uống. Xin hỏi chân tôi như vậy là bị gì, và có phải thuốc của bệnh viện uống rất nóng hay không thưa bác sĩ?
    Icon
    Chào bạn,
    Với triệu chứng tê và buốt chân thì rất có thể bạn đã bị biến chứng thần kinh ngoại vi của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do đường huyết tăng cao gây tổn thương các dây thần kinh ở chân và dẫn đến cảm giác tê bì, châm chích, bỏng rát, một số người bị mất cảm giác ở chân, tay. Ngoài ra, cũng không loại trừ nguyên nhân bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì cũng có thể gây tê buốt như vậy.
    Để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện để khám. Nếu nguyên nhân là do biến chứng thần kinh thì có thể cải thiện được bằng cách kiểm soát đường huyết và sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường (TPCN Hộ Tạng Đường). Nếu nguyên nhân do thoái hóa cột sống thì bạn cần điều trị bằng thuốc xương khớp theo phác đồ của viện.
    Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm cải thiện tê bì chân tay do biến chứng bệnh tiểu đường trong video sau đây:

    Cô Hợp đã cải thiện tốt tê bì chân tay và biến chứng khớp của tiểu đường
    Ý thứ 2 trong câu hỏi của bạn: Có phải uống thuốc tây của bệnh viện rất nóng không? Tôi xin trả lời như sau: Một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể gây nóng, nhưng đó chỉ là cảm giác thôi. Còn để biết chính xác thì bạn chia sẻ thêm là bạn đang sử dụng thuốc loại nào, dạng uống hay tiêm, biệt dược là gì… thì tôi mới tư vấn được.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đã uống thuốc tây và tập thể dục nhưng đường huyết vẫn 8 chấm, phải làm sao?

    Tôi bị tiểu đường loại 2. Đường huyết lúc đói là 8 chấm, hba1c là 6.4. Tôi đã uống thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ và tập thể dục khoảng 1 giờ mỗi ngày nhưng sao đường huyết vẫn không hạ. Tôi cũng không ăn nhiều lắm. Mong bác sĩ tư vấn giúp?
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết lúc đói của bạn là 8 chấm (8 mmol/L), cũng khá cao. Tuy nhiên đây chỉ là con số phản ánh tại thời điểm bạn đo, vì đường huyết sẽ thay đổi liên tục theo cuộc sống của bạn (ăn uống, vận động, tinh thần…). Ví dụ, vào buổi tối trước ngày bạn đi khám, bạn ăn nhiều và ăn muộn hơn bình thường, hoặc bạn bị mất ngủ, căng thẳng,... thì đường huyết đo vào buổi sáng hôm sau sẽ cao hơn. Chính vì thế, chỉ số glucose máu lúc đói không nói lên được nhiều điều.
    Theo thông tin bạn cung cấp thì chỉ số HbA1c của bạn là 6.4%. Nồng độ HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ glucose huyết tương trung bình trong vòng 6 đến 12 tuần trước đó. HbA1c dưới 6.5% cho thấy đường huyết của bạn trong 2 - 4 tháng trở lại đây đang được kiểm soát rất tốt. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng và vẫn nên duy trì việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện như hiện tại.
    Bạn cũng nên theo dõi thêm đường huyết lúc đói bằng cách dùng máy đo cầm tay vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Nếu đường huyết vẫn cao trên 7 phẩy thì nên cân nhắc đến việc điều chỉnh giờ uống thuốc. Có thể chuyển uống 1 viên vào buổi tối, tránh thức khuya, không ăn tối quá muộn và hạn chế căng thẳng.
    Cùng với đó, để kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bạn nên uống thêm 4 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày. Đây là bí quyết giúp nhiều người bệnh tiểu đường đưa đường huyết lúc đói về mức dưới 6.5 mmol/L và cải thiện các biến chứng như tê bì chân tay, mờ mắt, ngứa da, tiểu đêm. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại TT Oxy cao áp TP Hồ Chí Minh:

    Chuyên gia Lương Lễ Hoàng chia sẻ về hiệu quả của Hộ Tạng Đường
    Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường type 2 bị phù chân, nên ăn uống và điều trị như thế nào?

    Bác sĩ cho em hỏi bố em bị bệnh tiểu đường, vẫn uống thuốc và tiêm đều nhưng 2 chân bị phù lên. Xin bác sĩ cho em biết chế độ ăn và cách điều trị với ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Bố của bạn bị tiểu đường (đái tháo đường) type 2 mà có dấu hiệu phù chân thì có hai khả năng xảy ra:
    - Thứ nhất, bố của bạn đã bị biến chứng thận của bệnh tiểu đường hoặc hội chứng thận hư.
    - Thứ hai, bạn xem lại trong các loại thuốc mà bố của bạn đang sử dụng có thuốc hạ huyết áp hay không. Nếu bác bị tăng huyết áp mà sử dụng thuốc hạ áp có chứa chất amlodipine thì cũng có thể bị tác dụng phụ là phù chân.
    Nếu bố của bạn không dùng thuốc hạ huyết áp nào thì có thể loại trừ nguyên nhân thứ 2. Bác nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm Albumin trong nước tiểu (Albumin niệu) hoặc albumin niệu vi thể (microalbumin) và một số xét nghiệm khác để đo chức năng thận và phát hiện sớm bệnh thận tiểu đường. Bạn có thể tìm hiểu thêm các dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng thận do bệnh tiểu đường trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/bien-chung-suy-than-tieu-duong--nguy-co-tiem-an-khong-phai-ai-cung-biet.html
    Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu cao phá hủy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cầu thận. Song song với đó, thận phải hoạt động quá công suất để đào thải đường qua nước tiểu nên dần mất đi khả năng lọc máu. Có khoảng 20 – 40% bệnh nhân tiểu đường sẽ bị biến chứng thận, suy thận. Chính vì vậy, bạn nên cho bố sử dụng sớm Hộ Tạng Đường - TPCN chuyên biệt giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh và bàn chân. Hộ Tạng Đường đã được rất nhiều người sử dụng để cải thiện biến chứng tiểu đường như tê chân tay, ngứa da, mờ mắt, tiểu đêm, và đặc biệt là biến chứng thận. Bạn có thể xem chia sẻ của ông Minh về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm trong video sau đây:

    Bí quyết ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng thận tiểu đường của ông Minh (Phú Yên)
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường tuýp 1 gần 10 năm, sau khi sinh bị đờ đẫn, không tỉnh táo là do đâu?

    Tôi bị tiểu đường tuýp 1 đã gần 10 năm. Từ khi có bầu và sinh con xong, tôi hay bị tình trạng lúc ngủ dậy là người đờ đần k biết gì. Phải mất 1-2 tiếng mới tỉnh lại, và khi tỉnh lại thì không nhớ hoặc chỉ nhớ mang máng những gì mình vừa làm, kiểu không thể điều khiển được bản thân, giống người bị tâm thần. Như vậy có nguy hiểm không ạ, và có cách khắc phục không ạ?
    Icon
    ThS.BS Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Khám, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn:
    Chào bạn,
    Sau khi sinh, bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 rất hay bị hạ đường huyết và mức dao động đường huyết lúc này rất lớn. Cụ thể, khi bạn đói thì đường huyết sẽ xuống rất thấp (có thể dưới 5 mmol/L); còn khi bạn ăn vào thì đường huyết lại tăng lên rất nhanh, có thể trên 10 mmol/L (thậm chí lên tới 12 - 13 - 14 mmol/L).
    Trong câu hỏi bạn không nói rõ là sau khi sinh con xong, bạn có tiêm in-su-lin không, liều lượng thuốc như thế nào và cân nặng của bạn là bao nhiêu. Dựa vào các thông tin này thì mới biết được liều thuốc của bạn đã ổn hay cần phải điều chỉnh.
    Tình trạng bạn gặp phải là bị đờ đẫn không biết gì, phải mất 1 - 2 tiếng mới tỉnh lại được thì tôi e rằng đó là cơn hạ đường huyết.
    Còn việc bạn không nhớ rõ, chỉ nhớ mang máng những gì mình làm, hoặc không điều khiển được bản thân thì có 2 tình huống xảy ra ở đây. Thứ nhất, có thể bạn bị hạ đường huyết. Thứ hai, đó là tình trạng trầm cảm sau sinh.
    Tốt nhất bây giờ bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lại xem mức đường huyết và HbA1c của bạn như thế nào. Bác sĩ cũng có thể cho bạn đeo máy đo đường huyết liên tục trong 24 tiếng để xem mức đường huyết dao động có nhiều không. Điều này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra nhớ nhớ quên quên của bạn có phải là hạ đường huyết hay là do vấn đề về tâm thần.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường bị biến chứng tăng đường huyết kèm biến chứng thần kinh, phải làm sao?

    Mẹ tôi bị tiểu đường, đường huyết cao trên 22 chấm. Vài ngày nay mẹ bị mệt mỏi không ăn được, không đi lại được. Hiện nay mẹ đang nhập viện tiêm thuốc và uống thuốc mà đường huyết vẫn cao, có biểu hiện trên thần kinh "mất cảm giác", co cơ cứng khớp. Xin tư vấn
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại theo tôi thấy thì mẹ của bạn đang gặp nhiều biến chứng tiểu đường phối hợp:
    - Biến chứng tăng đường huyết cấp tính (mức đường huyết cao trên 22 chấm)
    - Biến chứng thần kinh với biểu hiện mất cảm giác
    - Biến chứng cơ xương khớp với biểu hiện co cứng khớp
    Đối với biến chứng tăng đường huyết cấp tính, bạn nên giữ cho mẹ tránh bị nhiễm trùng bởi nhiễm trùng sẽ khiến đường huyết tăng cao hơn nữa và gây nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu. Hiện tại mẹ của bạn đang điều trị tại bệnh viện thì cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ của bệnh viện để đưa đường huyết về mức an toàn.
    Ổn định đường huyết cũng là việc đầu tiên cần làm nếu muốn cải thiện biến chứng thần kinh hay biến chứng xương khớp. Nếu bị tổn thương thần kinh nặng, mẹ bạn cần điều trị tăng dẫn truyền thần kinh với vitamin nhóm B, giảm đau thần kinh…
    Cùng với đó, bạn cho mẹ sử dụng 4 - 6 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày để phục hồi tổn thương thần kinh, cải thiện tình trạng mất cảm giác. Đồng thời, Hộ Tạng Đường giúp cải thiện biểu hiện co cứng khớp và ổn định đường huyết. Dưới đây là một trong rất nhiều trường hợp sử dụng Hộ Tạng Đường cải thiện được tình trạng cứng khớp và biến chứng thần kinh, bạn tham khảo thêm:

    Bà Đỗ Thị Hợp (Hải Phòng) chia sẻ bí quyết cải thiện biến chứng co cơ, cứng khớp do tiểu đường
    Chúc bạn và mẹ sức khỏe!