Hạ đường huyết ở người tiểu đường

Đường trong máu (glucose) là nguồn năng lượng chính cho cơ thể hoạt động và luôn được giữ ở mức hằng định. Hạ đường huyết xảy ra khi đường trong máu bị tụt giảm bất thường. Nó là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của sức khỏe, đồng thời cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người mắc tiểu đường thường xuyên phải đối mặt. Nhận biết sớm dấu hiệu hạ đường huyết và xử lý kịp thời là một trong những bước quan trọng để phòng tránh biến chứng và hạn chế tổn thương não bộ.

Chia sẻ câu chuyện về hạ đường huyết

Susan Carleton 47 tuổi, là giám đốc kỹ thuật làm việc tại nhà máy ở Chandler, Arizona, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường typ1 từ 44 năm trước. Sáng hôm đó, cũng như mọi ngày, cô thức dậy khoảng 6h sáng và kiểm tra nồng độ glucose trong máu, kết quả cho thấy, đường huyết của ở mức thấp 60mg/dl (3,3mmol/l). Carleton kể lại rằng, cô đã ăn một ít thức ăn trước khi tiêm insulin tác dụng nhanh của buổi sáng. “Tôi nhớ rằng, mình đã run rẩy trong suốt bữa sáng, không ăn được gì và phải ngồi xuống ghế”, cô ấy kể, “chồng tôi đã đi làm, còn các con tôi thì vẫn ở nhà. Điều tiếp theo mà tôi nhớ được là mình tỉnh dậy lúc 2h30 phút chiều, tay ôm một con thú nhồi bông”.

Theo các chuyên gia, hạ đường huyết có thể nguy hiểm hơn tăng đường huyết bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính cho người bệnh. Để phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết, bạn có thể sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết bền vững. Để được tư vấn chi tiết, hãy gọi số điện thoại 0904.904.660 (Trong giờ hành chính).

Dấu hiệu hạ đường huyết và hậu quả

Các triệu chứng như run rẩy, đổ mồ hôi, tim đập mạnh và cảm giác đói chính là tín hiệu của não cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt đường trầm trọng. Khi các tín hiệu không được đáp ứng, não không còn năng lượng để hoạt động nên người bệnh thường rơi vào trạng thái hôn mê.

Theo Ewan McNay, tiến sĩ thần kinh học tại trường đại học Albany, New York thì “tụt đường huyết cấp chỉ đơn giản là hệ quả khi bạn ngừng cung cấp năng lượng, não sẽ dừng hoạt động”. Kết quả là người bệnh có thể bị bất tỉnh, hôn mê thậm chí tử vong. Khi đường huyết quá thấp, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các hormone epinephrine và norepinephrine. Nồng độ các hormone đó tăng cao có thể gây loạn nhịp tim và dẫn tới tử vong.

Carleton vẫn không thể hiểu được mình đã sống sót như thế nào. Sau khi cô bị ngất ở bàn làm việc, những đứa trẻ nghĩ rằng mẹ chúng chỉ đang ngủ, nên đã đi học sau khi để lại một con thú bông vào lòng mẹ để cô ấy không bị giật mình. Cô tỉnh dậy sau đó 8 tiếng, cảm thấy chóng mặt và mất phương hướng, cô chỉ còn đủ sức đi vào bếp và uống một cốc nước hoa quả.

Từ đó, cô hướng dẫn chồng và các con cách nhận biết các triệu chứng hạ đường huyết, đồng thời sử dụng thiết bị đo đường huyết để kiểm soát nồng độ glucose máu, mỗi khi thấy cô bị hạ đường huyết.

Người bệnh tiểu đường được khuyến khích giữ ổn định nồng độ glucose máu. Tuy nhiên, nỗ lực hạn chế tăng glucose huyết cũng đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết. Điều quan trọng là cần nhận biết và ứng phó kịp thời.

Bên cạnh đó những người đang dùng insulin hoặc các thuốc nhóm sulfonylurea (Diamicron...), với liều cao hơn mức cần thiết, có thể thường xuyên bị tụt đường huyết. Các bệnh nhân này cần phải được điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, giúp ổn định đường huyết

Đáp ứng của não với hạ đường huyết

Trong khi phần lớn các cơ quan trong cơ thể có khả năng sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau như phân giải chất béo hoặc cơ, khi không được cung cấp năng lượng. Nhưng các tế bào não lại không có khả năng đó, McNay nói “Về cơ bản, bộ não chỉ hoạt động khi được cung cấp glucose liên tục. Não khác với các mô khác ở chỗ nó không thể sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như các acid béo mà chỉ có thể dùng năng lượng trực tiếp từ glucose.

Bộ não thậm chí còn có một vùng kiểm soát nguồn năng lượng – được gọi là vùng dưới đồi, liên tục lấy mẫu dịch bên ngoài não để đánh giá nồng độ glucose máu trước khi đưa vào não.

Khi đói, vùng dưới đồi sẽ sản sinh các hormone kích thích giải phóng glucose dự trữ trong gan. Sau khi giải phóng hết glucose dự trữ, gan bắt đầu phân giải các chất béo, cơ, tạo ra glucose cung cấp cho hoạt động của não. Đó là cơ chế tự điều hòa của cơ thể nhằm giữ ổn định đường huyết.

Não chỉ có thể hoạt động nhờ năng lượng trực tiếp từ glucose.

Dấu hiệu hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Các triệu chứng tụt đường huyết ở mỗi người cũng rất khác nhau: một số người đổ mồ hôi lạnh, trong khi một số khác lại bị run hay tim đập mạnh. Nhưng về cơ bản, dấu hiệu hạ đường huyết được bộc lộ với hai loại hình sau:

- Dấu hiệu thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, khó tập trung, phối hợp kém, lú lẫn, yếu hoặc ngất xỉu, ngứa ran cảm giác trong môi hay bàn tay, hành vi bất thường, co giật, mất ý thức, hôn mê

- Các triệu chứng của thần kinh tự chủ: Đổ mồ hôi, run (cảm giác run rẩy), nhịp tim đập nhanh, lo lắng, đói.

Khi có các triệu chứng đó, người bệnh phải ngay lập tức ăn, uống các thực phẩm có chứa đường, chẳng hạn như nửa cốc nước trái cây, bốn viên đường glucose, một thìa đường hoặc mật ong.

Nguy cơ hạ đường huyết bất chợt

Hạ đường huyết bất chợt là tình trạng hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo. Do tình trạng hạ đường huyết lặp đi lặp lại, tạo ra sự quen thuộc nên các tín hiệu cảnh báo không được phát đi trong một số trường hợp, đặc biệt ở các bệnh nhân sử dụng insulin và uống thuốc nhóm sulfonylurea kéo dài. Với những bệnh nhân này, triệu chứng đầu tiên của hạ đường huyết có thể là bất tỉnh.

Ai là người có nguy cơ bị hạ đường huyết?

Rủi ro hạ đường huyết có thể xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ hạ đường huyết cao nhất, do khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể còn thấp.

5 điều bạn cần biết về hạ đường huyết

1. Nồng độ glucose máu từ 70 mg/dl trở xuống được coi là thấp.

2. Rượu có tác gây hạ đường huyết ngay sau khi uống và có thể kéo dài đến 24 giờ sau đó. Vì thế, nếu bạn uống rượu, hãy nhớ kiểm tra đường huyết thường xuyên.

3. Tập thể dục cũng có thể làm hạ đường huyết ngay sau khi tập và cho đến 24 giờ sau đó.

4. Nhịn đói hoặc ăn quá muộn có thể gây tụt đường huyết. Hãy kịp thời bổ sung glucose

5. Nếu bạn dùng thuốc có khả năng làm hạ đường huyết, hãy kiểm tra trước khi lái xe và phải đảm bảo ổn định nồng độ glucose máu trước khi ngồi sau tay lái.

Những biện pháp phòng tránh hạ đường huyết

Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết, bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc điều trị chưa đúng cách đến chế độ ăn, luyện tập chưa được kiểm soát tốt. Trong đó, nguyên nhân từ thuốc điều trị là rất lớn.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết

Ngăn ngừa hạ đường huyết, bạn cần hiểu rõ về cơ chế tác dụng của các thuốc điều trị đái tháo đường  và nguy cơ bị hạ đường huyết. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tập xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây hạ glucose máu:

- Thường xuyên kiểm soát nồng độ glucose trong máu. - Chế độ ăn, uống phù hợp, đúng giờ giấc. - Dùng thuốc theo đúng liều chỉ định của bác sỹ. - Hạn chế uống các đồ uống chứa cồn hay các chất kích thích khác. - Nắm rõ các triệu chứng và có biện pháp xử trí kịp thời khi đường huyết giảm. - Thường xuyên kiểm tra nồng độ glucose máu giúp hạn chế nguy cơ tụt đường huyết.

Nguồn: http://www.endocrineweb.com