Chuyện lạ về biến chứng tiểu đường: Chỉ cần hắt hơi răng sẽ rụng

Linzi Grant năm nay 18 tuổi, được chẩn đoán bị tiểu đường type 1 và điều này đã khiến những năm tháng tuổi thơ của cô rơi vào tuyệt vọng. Được bác sĩ chẩn đoán mắc biến chứng nha chu ở giai đoạn nặng, cô từng bị bạn bè chê cười bởi vì chỉ cần hắt hơi hoặc ho mạnh, răng của cô có thể bắn ra ngoài. Nghe có vẻ khó tin, nhưng câu chuyện trên lại hoàn toàn có thật.

Biến chứng tiểu đường: Chỉ cần hắt hơi răng sẽ rụng

Linzi Grant là một bảo mẫu trẻ. Gặp phải tình huống này, cô vô cùng sửng sốt. Thời gian sau khi chiếc răng rơi ra, miệng cô bị nhiễm trùng liên tiếp và áp xe nướu rất đau đớn, khiến cô chỉ có thể ăn thức ăn mềm. Cô phải nhập viện vì nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Mỗi khi cô hắt hơi hay lắc đầu mạnh, lại có cảm giác những chiếc răng trong miệng đang vỡ vụn. Các bác sỹ cho rằng đây có thể là biến chứng nha chu do bệnh tiểu đường type 1 của Grant, nhưng cô tin rằng có thể còn có những nguyên nhân khác nữa.

Linzi Grant với chiếc răng rụng do biến chứng tiểu đường

Grant cho biết: “Tôi đã từng bị mọi người trêu trọc vì không có đủ răng. Thật xấu hổ khi có bao nhiêu ánh mắt nhìn chằm chằm vào mình. Tôi chỉ muốn nói với người những gì xảy ra với mình, nhưng tôi thậm chí không biết đó chính xác là gì và vì sao lại thế. Tôi chỉ biết trở về nhà và khóc. Tôi mới 18 tuổi và không hề muốn trồng răng giả, nhưng có vẻ như đó là lựa chọn duy nhất lúc này!”

Các nha sĩ cho biết đó là do biến chứng bệnh tiểu đường type 1 làm răng cô yếu đi. Còn Grant thì không đồng tình hẳn: "Họ đổ lỗi cho tôi ăn thức ăn ngọt và uống đồ uống có đường nhưng vì tôi bị bệnh tiểu đường nên tôi đã rất cẩn thận. Tôi không ăn những thứ đó", cô nói.

Giải thích cho vấn đề này, Tiến sĩ Ben Atkins, phát ngôn viên của tạp chí chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết: Nha chu là biến chứng viêm nhiễm mạn tính của mô nướu và các mô nâng đỡ của răng, làm phát sinh các triệu chứng thường gặp là dễ bị sinh mủ, chảy máu, tiêu xương ổ răng, làm răng dễ bị lung lay. Nguyên nhân là do đường máu tăng cao đường huyết tăng cao làm vi khuẩn thuận lợi sinh sôi nên người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, kết hợp với việc mạch máu nuôi dưỡng nướu răng bị tổn thương làm cho vết thương càng khó được chữa lành. Không chỉ dừng lại ở đó, khi bị biến chứng nhiễm trùng sẽ tác động ngược trở lại gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Điều đó lý giải vì sao mà Grant đã sáu lần phải đến bệnh viện do nhiễm toan ceton - một biến chứng cấp tính nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người tiểu đường type 1, xảy ra khi thiếu insulin trầm trọng, glucose không thể vận chuyển được vào trong tế bào, bắt buộc cơ thể bắt đầu phá hủy các chất béo như một nguồn năng lượng thay thế.

Grant cũng được chia sẻ thông tin đáng lo ngại rằng, bác sỹ cảnh báo tim và thận có thể bị ảnh hưởng do cô quá stress khi mắc các bệnh nhiễm trùng trên cơ thể.

Kiểm soát biến chứng răng miệng tiểu đường thế nào?

Để phòng ngừa biến chứng nha chu do tiểu đường, Tiến sĩ Ben Atkins đưa ra lời khuyên: Người bệnh cố gắng làm sạch răng hai lần một ngày, dùng kem đánh răng có chứa fluoride để phòng ngừa sâu răng, và điều quan trọng nhất chính là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thông qua chế độ ăn, tập luyện thể dục và dùng thuốc.

Cùng quan điểm về vấn đề này, một phát ngôn viên của NHS England chia sẻ: “Chúng tôi thông cảm với tình huống rất khó khăn này của Grant và đang nỗ lực tìm ra cách tốt nhất để giúp đỡ các bệnh nhân tiểu đường nói chung muốn phục hồi sức khỏe răng miệng của họ.

Linzi Grant không phải là nạn nhân duy nhất gặp phải bệnh răng miệng do tiểu đường, nhưng tình huống mà cô gặp phải thì thật sự nguy hiểm. Cô hy vọng sau khi chia sẻ câu chuyện của mình, có thể thúc đẩy những người mắc bệnh như cô có ý thức hơn trong việc điều trị để không ai gặp phải trường hợp như cô.

Biên tập viên sức khỏe Theo nguồn: http://www.dailymail.co.uk

xem bệnh nhân sử dụng tốt