69 năm sống với bệnh tiểu đường và nỗi lo biến chứng

Bài viết này chúng tôi xin được dịch lại ngôi thứ nhất, để chính người bệnh kể về cuộc sống của mình nhằm tôn trọng nguyên văn lời nói của tác giả.

“Tôi bị tiểu đường type 1 năm 12 tuổi, và hiện tại tôi đã sống chung cùng bệnh 69 năm. Nhiều người bệnh cùng thời với tôi đã mất, và dĩ nhiên đó là do biến chứng tiểu đường. Bản thân tôi rất “nghiêm túc” trong điều trị. Tôi luôn tự nhủ mình muốn được sống và hoạt động mỗi ngày, nên đã cố gắng thực hiện tất cả các lời khuyên của bác sĩ từ thuốc men, ăn uống và tập luyện. Vậy mà qua nhiều năm, những biến chứng bệnh vẫn cứ xuất hiện và nặng dần lên, khiến cuộc sống của tôi chìm vào địa ngục. Quyết tâm vùng lên, cùng với nỗ lực thay đổi không ngừng nghỉ, tôi đã đảo ngược được tình hình. Thậm chí, từ một người bệnh tôi đã trở thành bác sĩ để giúp điều trị tiểu đường cho rất nhiều người khác!

Một câu chuyện dài, mong bạn đừng bỏ qua nếu thực sự quan tâm tìm hiểu bệnh tiểu đường!

Chân dung Tiến sĩ Richard K. Bernstein – người đã sống 69 năm với bệnh tiểu đường

Chân dung Tiến sĩ Richard K. Bernstein - người đã sống 69 năm với bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường không ngừng xuất hiện từ cách điều trị không hợp lý

Những năm 1940 được coi là thời kỳ "trung cổ" trong điều trị bệnh tiểu đường, vì y học chưa phát triển như bây giờ. Tôi phải tiệt trùng kim tiêm và ống tiêm thủy tinh bằng cách đun sôi chúng mỗi ngày, và làm sắc kim bằng một hòn đá mài. Tôi sử dụng một ống nghiệm và đèn cồn để kiểm tra đường trong nước tiểu.

Bởi vì lượng đường trong máu cao, nên suốt thời niên thiếu tôi là một đứa trẻ còi cọc. Thời đó, các bác sĩ cho rằng cholesterol máu cao gây ra bệnh tim mạch, và họ cho rằng nguyên nhân làm tăng cholesterol máu là do ăn nhiều chất béo. Kết quả là, tôi phải thực hiện một chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbonhydrate (chiếm 45%) - như khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ khi đó.

Tiêu thụ nhiều carbonhydrate, đồng nghĩa là đường máu tăng cao và tôi phải tăng liều insulin. Những mũi tiêm chậm chạp và đau đớn đó đã làm tổn thương các mô mỡ dưới da đùi – biến chứng khi tiêm insulin. Và điều nghịch lý là, cho dù ăn ít chất béo, nhưng lượng cholesterol trong máu vẫn rất cao.

Thời điểm này tôi đã kết hôn, có con và trở thành một kỹ sư. Tôi cảm thấy mình giống như một ông già với đủ loại bệnh tật. Tôi được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim - nguyên nhân chủ yếu của suy tim và tử vong ở bệnh nhân tiểu đường loại 1. Và tôi phải chịu đựng một hàng loạt các biến chứng khác trên mắt: bệnh võng mạc làm giảm thị lực, quáng gà, phù hoàng điểm và đục thủy tinh thể. Tôi còn xuất hiện một biến chứng ít biết đến do tiểu đường là hội chứng “dải chậu chày” (căng cơ cân đùi). Thậm chí việc mặc một chiếc áo thun cũng khổ sở vì tôi bị đông cứng khớp vai.

Không chỉ thế, xét nghiệm nước tiểu cho thấy tôi bị bệnh thận ở giai đoạn muộn. Đến năm 1967 tôi đã có thêm nhiều biến chứng khác. Khi đó, tôi có ba đứa con nhỏ, đứa lớn nhất chỉ mới sáu tuổi, và nếu cứ như thế, chắc chắn tôi sẽ không thể chứng kiến các con trưởng thành.

Lo lắng chồng chất, tôi làm theo lời khuyên của cha mình và dành thời gian tập thể dục hàng ngày. Việc luyện tập sẽ khiến tôi cảm thấy tốt hơn, nhưng chỉ sau hai năm, tôi vẫn là một kẻ gầy gò với cân nặng 52kg.

Để giảm thiểu gánh nặng do biến chứng của tiểu đường, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để giúp cải thiện và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Cách tôi thay đổi để đảo ngược tiến triển biến chứng tiểu đường từ tháng 10/1969

Vợ tôi là một bác sĩ, trong khoảng thời gian này, cô ấy cho rằng, việc ăn quá nhiều carbonhydrate có thể làm đường máu tăng cao, dẫn tới việc phải sử dụng liều lớn insulin, chính vì vậy mà đã rất nhiều lần tôi bị hạ đường huyết ngay sau khi tiêm khiến gia đình lo lắng.

Kể từ đó, tôi nghĩ rằng nếu có thể đo đường huyết của mình, thì sẽ biết cách kiểm soát bệnh tốt hơn. Và quan trọng hơn, biết đâu việc thay đổi chế độ ăn sẽ mang lại hiệu quả! Vì có vợ là bác sĩ, nên tôi dễ dàng có được thiết bị đo đường huyết tại nhà. Tôi cũng bắt đầu thử nghiệm một số thay đổi trong chế độ ăn: cắt giảm carbonhydrate, kết quả là đường huyết không bị tăng giảm quá thất thường.

Đo đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Tôi có một chiếc máy tính, tôi dùng nó để tìm kiếm các tài liệu khoa học về bệnh tiểu đường. Ở đó, tôi đã xem rất nhiều bài viết liên quan đến việc phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng cách tập thể dục. Thậm chí có tài liệu còn cho thấy tập thể dục có thể đảo ngược quá trình phát triển biến chứng, với điều kiện đường huyết luôn ổn định. Tôi thực sự ngạc nhiên, bởi việc điều trị của tôi từ trước tới nay đang đi theo một hướng hoàn toàn khác.

Sau đó, tôi dành những năm tiếp theo kiểm tra đường huyết 5-8 lần mỗi ngày. Và cứ vài ngày, tôi lại có một sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của tôi hay chế độ insulin để xem đường huyết sẽ thay đổi thế nào. Nếu nó mang lại cải thiện, tôi sẽ duy trì. Nếu nó làm cho đường huyết tồi tệ hơn, tôi sẽ rút kinh nghiệm và loại bỏ.

Và điều tuyệt vời là, sau nhiều năm mệt mỏi với tiểu đường thì bây giờ mọi chuyện đã khác: Liều dùng insulin giảm xuống khoảng 1/3 so với trước, và tôi không còn phải chịu đau đớn hay nổi u dưới da khi tiêm insulin nữa, đặc biệt là các biến chứng cải thiện rõ rệt. Da dẻ tôi không còn tái xám, cholesterol và triglyceride máu về mức bình thường, không còn phù mí mắt và tôi bắt đầu tăng cân. Vấn đề tiêu hóa cũng cải thiện rõ rệt: hết ợ hơi, nóng ngực sau ăn. Kết quả xét nghiệm chức năng thận bình thường, bệnh võng mạc được cải thiện, chỉ có bàn chân bị biến dạng, vôi hóa động mạch ở chân và việc không mọc được lông chân thì vẫn còn.

Cuối cùng thì mọi việc đều trong tầm kiểm soát của tôi, kể cả đường huyết và biến chứng!

Quyết định trở thành bác sĩ điều trị tiểu đường để giúp đỡ người khác

Năm 1977 tôi quyết định từ bỏ công việc của mình và trở thành một bác sĩ.  Tôi bắt đầu học trường Y năm 45 tuổi và viết cuốn sách đầu tiên của mình: Tiểu đường & Phương pháp bình thường hoá đường huyết. Cuốn sách liệt kê đầy đủ chi tiết các kỹ thuật và phương pháp điều trị mà tôi điều trị tiểu đường type 1.

Năm 1983, sau khi ra trường tôi đã hành nghề y ở gần nhà tại Mamaroneck, New York. Vào thời điểm đó, tôi đã sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của một bệnh nhân tiểu đường type 1.

Và giờ đây, tôi đã trở thành người tiếp sức cho nhiều người bệnh bị tiểu đường (kể cả type 1 và type 2), để họ biết rằng những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời vẫn ở phía trước. Tôi có thể giúp đỡ người khác kiểm soát bệnh tiểu đường như chính tôi đã làm: sống lâu và khỏe mạnh!”

Theo một câu chuyện hoàn toàn có thật được đăng tải trên báo: Diabetes book http://www.diabetes-book.com/bernstein-life-with-diabetes/

xem bệnh nhân sử dụng tốt