Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi, làm thế nào để chung sống hòa bình với nó luôn là vấn đề làm đau đầu cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc. Rất may là các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường ngày nay có thể giúp người bệnh sống khoẻ mạnh nhiều năm. Bởi vì nó giúp đạt được hai mục tiêu là kiểm soát tốt đường huyết và quản lý biến chứng.
Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất phải kết hợp các yếu tố: sử dụng thuốc điều trị, tăng cường tập luyện, chế độ ăn uống hợp lý, khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng.
Phối hợp những cách trị tiểu đường tốt nhất
Bệnh tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải được tiêm insulin. Vì tuyến tụỵ của những người này bị tổn thương, không thể nào sản xuất ra insulin được nữa.
Thuốc uống cho bệnh tiểu đường type 2 được dựa trên những cơ chế sau:
- Tăng kích thích insulin từ tuyến tụy.
- Giảm lượng glucose được tổng hợp từ gan.
- Tăng độ nhạy cảm của các tế bào với insulin (giảm đề kháng insulin)
- Làm giảm hấp thu carbohydrate (đường, tinh bột) từ ruột.
Khi lựa chọn thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 cần phải xem xét những yếu tố:
- Khả năng kiểm soát đường huyết của mỗi loại thuốc.
- Các thuốc dùng kèm theo (thuốc huyết áp cho người tiểu đường, thuốc hạ cholesterol máu,…).
- Tác dụng phụ và trường hợp chống chỉ định của thuốc.
- Những vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị (thời gian uống thuốc, liều dùng…)
- Chi phí cho bệnh nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Nếu một loại thuốc có thể cung cấp nhiều hơn một lợi ích (ví dụ vừa giảm được đường huyết, lại vừa có tác dụng giảm cholesterol) sẽ được ưu tiên sử dụng hơn.
Nhiều bác sĩ cũng phối hợp giữa các loại thuốc nhằm tăng hiệu quả hạ đường huyết. Ngày nay, danh sách các thuốc tiếp tục được mở rộng nên lựa chọn để chữa tiểu đường type 2 sẽ phong phú và hiệu quả hơn trước. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc trên từng người bệnh sẽ thay đổi tuỳ theo cơ địa và mức độ đáp ứng của họ. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ của họ để nhận được những loại thuốc điều trị cung cấp nhiều lợi ích nhất và giảm thiểu tối đa rủi ro. Thế nhưng chi phí kiểm soát đường huyết bằng thuốc cũng chỉ rất nhỏ với số tiền điều trị các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường.
Cuối cùng, tất cả những loại thuốc trên không áp dụng cho những bệnh nhân nữ mang thai hoặc cho con bú. Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất cho họ là chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng insulin trong một số trường hợp cần thiết. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu có ý định hoặc phát hiện đã mang thai trong khi đang dùng thuốc uống.
Phụ nữ mang thai cần có cách điều trị tiểu đường riêng
Xem thêm: Các loại thuốc điều trị tiểu đường type 1, typ 2 [Cập nhật năm 2020]
Điều trị đái tháo đường bằng Đông y được ưa chuộng ở Châu Á – nơi có nền Y học phương đông phát triển trên ngàn năm. Thực tế cũng chứng minh việc kết hợp tinh hoa của Đông y với thành tựu của Tây y giúp trì hoãn tiến triển, giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Đây là kinh nghiệm cổ xưa được truyền từ đời này sang đời khác. Lý luận của Đông y chia chứng tiêu khát (bệnh tiểu đường) làm nhiều thể và việc điều trị cũng dựa theo các thể này mà có bài thuốc khác nhau.
- Thể táo nhiệt thương phế: với biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, miệng họng khô, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng… Bài thuốc: Tăng dịch thừa khí thang gia giảm
- Thể thận âm khuy hư: người gầy, tiểu nhiều, hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, bàn tay bàn chân nóng, ù tai/điếc, đau đầu chóng mặt, miệng họng khô, táo bón, lưỡi đỏ không rêu. Bài thuốc: Tả quy hoàn gia giảm
- Thể tỳ hư đàm trệ: người béo trệ, kén ăn, chậm tiêu, đầy bụng, chân tay mỏi, nặng đầu, lưỡi bệu có vết hằn của răng… Bài thuốc: Hoắc phác hạ linh thang gia giảm
- Ngoài ra ở Trung Quốc có tới hàng chục phương thuốc để điều trị đái tháo đường như Thuỷ điệt tam hoàng thang, Tiêu khát linh, Giáng đường tuỵ phúc khang, Ích khí tư thận thang, Phức phương tam tiêu thang, Sinh tân ngọc dịch cao, Bối qua ẩm, Giang đường kháng niêm phương, Ích nhân đường, Giáng đường ẩm II… Nhưng chưa thấy tài liệu thống kê nào về tác dụng của các bí phương này
Việc chia thành các thể này chỉ phù hợp điều trị bệnh tiểu đường type 1 với triệu chứng đột ngột. Còn tiểu đường tuýp 2 diễn ra âm thầm và thường phát hiện tình cờ hay khi đã có biến chứng. Những lý luận này chỉ còn giá trị tham khảo chứ không phù hợp với hiện tại.
Tham khảo ứng dụng bài thuốc cổ truyền vào trị bệnh tiểu đường
Từ việc nghiên cứu bài thuốc Đông y kể trên, các nhà khoa học chọn ra một số vị thảo dược đắt giá và nghiên cứu bài bản hơn nhằm ứng dụng y học cổ truyền vào điều trị sao cho hiệu quả nhất. Kết quả cho thấy 4 vị Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn và Nhàu mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
- Nhàu: tác dụng chủ yếu ở phần quả. Nó có hoạt tính chống viêm mạnh, ức chế quá trình stress oxy hoá trong cơ thể. Kết qủa cuối cùng là bảo vệ mạch máu khỏi những tác nhân oxy hoá gây ra do đường huyết cao. Ngoài ra, Nhàu còn hạ đường huyết nhờ tăng sản xuất insulin ở tuyến tuỵ và tăng hoạt tính của hormone này; đồng thời hạ mỡ máu, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ
- Câu kỷ tử: quả sấy khô chứa hợp chất chống oxy hoá tự nhiên là phenolic và flavonoid. Tương tự như nhàu, nó giảm quá trình oxy hoá trong cơ thể. Bên cạnh đó, Câu kỷ tử còn hạ đường huyết nhưng theo cơ chế ức chế enzym α - glucosidase và reductase aldose (enzym chuyển glucose thành sorbitol. Chính sự thừa sorbitol này gây ra biến chứng trên thần kinh và mắt). Các tác dụng này được các nhà khoa học ở trường Đại học Bắc Kinh chứng minh làm rõ
- Hoài sơn: Đại học Chonbuk ở Hàn Quốc nghiên cứu thấy củ Hoài sơn có tác dụng hạ đường huyết. Còn Ts.Ds. Trần Hữu Dũng tại Đại học Y dược Huế cũng khẳng định khi nấu chín loại củ này có thể kháng lại enzyme amylase (enzyme giúp tiêu hoá chất bột đường) nên chống tăng đường huyết sau khi ăn. Nhờ vậy mà Hoài sơn hạ đường huyết rất bền vững. Ở Hàn cũng chứng minh được nó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường theo cơ chế làm tăng yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF
- Mạch môn: rễ của nó được Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải chứng minh giúp phục hồi chức năng tuỵ tạng, tăng độ nhạy của insulin nên giúp hạ đường máu. Bên cạnh đó, Mạch môn còn hạ mỡ máu xấu và tăng tỷ lệ cholesterol tốt, nâng cao sức co bóp cơ tim; vì vậy mà hạn chế biến chứng tim mạch. Đáng nói là rễ Mạch môn giảm tốc độ xơ hoá thận nên ngăn ngừa bệnh thận – biến chứng tốn kém và nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường.
Thảo dược giúp hạ đường huyết đồng thời kiểm soát nhiều biến chứng tiểu đường
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, ngăn chặn stress oxy hóa và tình trạng viêm mạn tính, là giải pháp hiệu quả để kiểm soát biến chứng đái tháo đường. Bởi rối loạn chuyển hóa đường khiến cơ thể kích hoạt hàng loạt các phản ứng hóa học nhằm cân bằng lại. Điều đó tạo ra stress oxy hóa, viêm mãn tính trong lòng mạch. Chúng làm tổn hại lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong thành mạch), tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám tích tụ, làm giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể và sinh ra biến chứng tiểu đường.
Cùng với mục tiêu đưa đường huyết, huyết áp, cholesterol về sát với ngưỡng bình thường, bổ sung chất chống oxy hoá để giúp làm giảm thiểu tác dụng xấu của stress oxy hóa là một mục tiêu quan trọng để trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng bệnh.
Trước đây acid alpha lipoic (viết tắt là ALA) - chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng phục hồi một số chất chống oxy hóa đã mất tác dụng và kích thích cơ thể sản sinh chất chống oxy hóa nội sinh mới, chỉ dùng trong các bệnh về gan.
Nhưng sau này, nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, ALA đặc biệt hữu ích trong bệnh tiểu đường. Nó có khả năng thấm tốt vào mô mỡ và mô thần kinh nên giúp cải thiện biến chứng thần kinh (đau rát, ngứa ran, tê bì… ở chân tay) hiệu quả.
Tại Việt Nam, có nhiều sản phẩm đã ứng dụng ALA để hỗ trợ điều trị, nhưng nổi bật nhất vẫn là sự phối hợp của ALA với 4 thảo dược quí: Mạch môn, Hoài, Câu kỷ tử, Nhàu kể trên trong thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, tận dụng cả lợi thế của Tây y và Đông y.
Lắng nghe chia sẻ câu chuyện thực của người bệnh đã ổn định đường huyết, hết biến chứng da khô, ngứa, dày sừng do tiểu đường nhờ giải pháp từ Mạch môn, Câu kỷ tử, ALA...
Những cách đều dễ thực hiện, dễ kiếm, chi phí thấp và có hiệu quả thay đổi tuỳ từng người. Dân gian lưu truyền nhiều cách khác nhau nhưng chưa được nghiên cứu sâu và có ứng dụng nhiều.
Một số kinh nghiệm như lá ổi, rễ dâu tằm, rễ dâm bụt, khổ qua (mướp đắng), hoài sơn, thiên hoa phấn, hoàng liên, lá xoài non… để sắc nước uống mỗi ngày; lấy con gián hay cương tàm rồi sao vàng, tán bột uống dần.
Thực phẩm luôn được coi là con dao hai lưỡi, nếu ăn uống không kiểm soát làm đường huyết tăng lên nhưng lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể nhận được hiệu quả điều trị nhất định.
ThS. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân đội 108) khuyên người bệnh nên tập trung vào một số loại trà dược, chẳng hạn như trà khổ qua, ngọc mễ tu trà, nam qua phấn giáng đường trà, trà la hán quả, trà mạch môn hoàng liên, trà mạch môn sinh địa tiêu khát, trà hoàng tinh ngọc trúc trà, trà cát phấn ngọc tuyền, trà dương sâm hoa phấn tiêu khát.
Đối với nước uống mỗi ngày, trà xanh và nước lọc được ưu tiên hơn cả. Để tránh làm đường huyết tăng cao, người bệnh cũng phải kiêng đồ uống nhiều đường như nước ngọt, đồ uống có gas, cà phê…
Người bệnh tiểu đường cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đường, dễ làm tăng đường huyết như bánh kẹo, chè, mứt,… Ăn hạn chế muối và chất béo. Tăng rau xanh, chất xơ trong mỗi bữa ăn và cắt giảm bớt các sản phẩm từ động vật. Ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu canh thay vì xào, quay, rán. Không nên ăn quá no hay quá đói vì có thể làm đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột. Nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày với khoảng 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây được khuyên cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn cũng nên tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ trị liệu như râu ngô, đậu đen, đậu tương, bạch biển đậu, xích tiểu đậu, bí đỏ, mướp đắng, bí đao, tỏi, hoài sơn (củ mài), rau cần, hành tây, cà rốt, hẹ, củ cải, ngân nhĩ, cá quả, cá trạch, hải sâm, tuỵ lợn…
Một số loại cháo thuốc cũng được khuyên dùng như cháo tuỵ lợn, cháo nhị phấn trư đỗ, cháo khổ qua, cháo đông qua dĩ nhân, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu…
Đây đều là các biện pháp được truyền tai từ người này sang người khác, được chứng minh có lợi cho bệnh tiểu đường.
Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, khí công là bộ môn mà người bệnh có thể tự thực hiện để kết hợp thêm với cách khắc phục bệnh tiểu đường khác. Phổ biến dành cho nhóm đối tượng này là nội dưỡng công và công thả lỏng – theo nguyên lý ngừng suy nghĩ và tập hít thở theo trình tự.
Nội dưỡng công với hai bước:
- Điều thân: bệnh nhân nằm ngửa ngay ngắn, đầu hơi cúi về phía trước, nhắm mắt hờ, tay duỗi thẳng và thả lỏng, úp bàn tay xuống, chân thẳng tự nhiên. Có thể ngồi ngay ngắn trên ghế, hơi cúi đầu, nhắm mắt hờ, thẳng lưng, thả lỏng cánh tay, úp bàn tay trên đùi, chân mở rộng bằng vai, gối vuông góc, bàn chân đặt trên mặt đất. Bạn cũng có thể ngồi hoặc đứng nhưng nằm dễ thực hiện hơn cả.
- Điều tức: thở nhẹ và đều, hơi thở dài sao cho hít vào bụng phình ra, còn thở ra bụng hóp lại. Tập đến khi không nghe thấy hơi thở. Có thể thở bằng mũi với chu kỳ hít vào – ngừng thở - thở ra hay ngừng thở - hít vào – ngừng thở - thở ra hoặc cả mũi và miệng với chu kỳ hít vào – thở ra – ngừng thở. Tất cả đều niệm 1 nhịp. Thì hít vào nhớ nâng lưỡi lên để chạm vào hàm ếch. Còn khi thở ra thì hạ lưỡi xuống. Lúc ngừng thở để lưỡi nằm yên.
- Điều tâm: tập luyện để thay những suy nghĩ lộn xộn thành có chọn lọc, kế tiếp tiến đến trạng thái không suy nghĩ mà chỉ tập trung tư tưởng vào duy nhất một huyệt hay một vị trí nào đó của cơ thể.
Th.S Hoàng Khánh Toàn tư vấn về khí công trị tiểu đường
Công thả lỏng cũng gồm 3 loại:
- Điều thân: tương tự như nội dưỡng công.
- Điều tức: thở tự nhiên là chủ yếu.
- Điều tâm: tập luyện trạng thái không suy nghĩ (thả lỏng). Đến trình độ nhất định có thể tập trung vào vị trí cơ thể, hoặc nhìn vào các vật bên ngoài như tranh vẽ, hoa nở…
Trước khi tập cần nghỉ ngơi 15 phút, cởi bớt áo khoác, đi vệ sinh và chọn nơi yên tĩnh, kín gió. Mỗi người tập khoảng 10 – 15 phút rồi tăng dần lên 20 – 30 phút, khoảng 2 – 3 lần trong ngày. Lúc tập xong cần dùng hai bàn tay xoa nhẹ mặt và mắt, từ từ đứng dậy rồi mới sinh hoạt bình thường. Và nhớ rằng chỉ tập khi cơ thể trong trạng thái khoẻ mạnh thôi nhé!
Công dụng chính của thiền là giúp thư giãn tinh thần và giải toả căng thẳng. Thiền cũng có những nghiên cứu chứng minh là tác động có lợi cho việc giảm đường huyết. Người bệnh có thể tham gia các lớp thiền, yoga để hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
Nhiều thông tin cho rằng nếu kiên trì day các huyệt liên quan đến bệnh tiểu đường càng nhiều lần trong ngày càng tốt, mỗi lần khoảng 3 – 4 phút sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
- Huyệt hội quan: lấy ngón tay để tìm hai gân trên cổ tay còn lại. Sau đó lấy bút đánh dấu vị trí nằm ở 1/6 chiều dài từ cổ tay đến khuỷu tay tính từ cổ tay. Vị trí giao giữa đường 1/6 này và giữa hai gân kể trên chính là huyệt hội quan. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để day hoặc bấm huyệt này. Tác dụng điều hoà khí.
- Huyệt túc tam lý: xác định điểm lõm phía ngoài khớp gối. Sau đó đặt 4 ngón tay ngay dưới điểm này. Tại rìa ngón út hướng lên xương chày, huyệt túc tam lý nằm ở cách xương chày một khoảng đúng bằng chiều rộng ngón cái. Công dụng là trị chứng đói nhiều, chướng bụng, mệt mỏi. Nhiều người có cảm giác hơi tức lúc day huyệt này.
- Huyệt tam âm giao: đặt bốn ngón tay trên điểm cao nhất của mắt cá trong. Điểm nằm ở giữa ngón tay trên cùng và dưới xương chày chính là huyệt tam âm giao. Lấy ngón tay day huyệt để khí huyết lưu thông. Day huyệt này cũng có thể thấy hơi tức.
- Huyệt thái khê: là huyệt nằm giữa điểm lõm của mắt cá trong và rìa gân liền kề. Tác dụng giúp giảm chứng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, hay khát.
Vị trí các huyệt vị liên quan đến bệnh tiểu đường
Điều trị mỗi thể bệnh tiểu đường đều có lưu ý đặc biệt riêng:
Tiền tiểu đường là giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Phần lớn người mắc phải đều không biết về sự tồn tại của nó, có người thì biết nhưng chần chờ không chữa. Nếu điều trị tốt từ giai đoạn này, 70% người bệnh có thể tránh khỏi được đái tháo đường mạn tính.
Chữa bệnh tiền tiểu đường không cần phải dùng thuốc mà tập trung vào việc ăn uống có kiểm soát, giảm cân, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày là có thể kiểm soát được.
Bệnh xảy ra khi cơ thể không đủ sản xuất hormone insulin cho tế bào sử dụng. Vì vậy chữa tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải tiêm insulin đến suốt đời. Không làm vậy lượng đường trong máu ngày càng tăng và các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, dù muốn áp dụng các phương pháp không dùng thuốc thì cũng không thể bỏ thuốc tây.
Biến chứng mạn tính ở người bị bệnh type 2 đã bắt đầu hình thành ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường. Nó tiến triển âm thầm trong nhiều năm không triệu chứng. Đến khi được chẩn đoán, phần lớn người bệnh đã bị 1 hay nhiều biến chứng phối hợp và việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Chữa bệnh cần kết hợp giữa nhiều phương pháp, tối thiểu là chế độ ăn, tập thể dục, thuốc, sản phẩm hỗ trợ mới có thể kiểm soát tốt, vừa đảm bảo đường huyết trong ngưỡng cho phép, vừa cải thiện biến chứng.
Thuốc đường uống được ưu tiên và có thể cần phối hợp nhiều loại. Không giống như trước đây, insulin dùng cho bệnh nhân giai đoạn cuối, ngày nay nó được đưa vào điều trị nếu thực sự có lợi cho bệnh nhân, ví dụ như đường huyết quá cao.
Với phụ nữ có thai mắc tiểu đường loại 2, nếu bệnh võng mạc tiểu đường thì tình trạng này có thể xấu đi trong thai kỳ, cần phải gặp bác sĩ nhãn khoa liên tục trong ba tháng đầu mang thai và một năm sau khi sinh con.
Khám mắt rất quan trọng với người bị tiểu đường thai kỳ có biến chứng võng mạc
Căn cứ vào cơ chế sinh ra bệnh tiểu đường tuýp 1 – là do hệ miễn dịch của cơ thể tự phá huỷ các tế bào tuyến tuỵ sản xuất insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 – là do cơ thể đề kháng hormone chuyển hoá đường này, ngành công nghệ sinh học đang cố gắng phát triển các phương pháp chữa tiểu đường mới.
- Liệu pháp tế bào: thay thế các tế bào sản xuất insulin bị thiếu bằng tế bào tuyến tuỵ lành. Tuy nhiên khá khó khăn vì cơ thể có xu hướng đào thải các tế bào được cấy ghép và nguồn kinh phí cũng lớn. Hiện ở Mỹ đang phát triển một màng bảo vệ cho các tế bào tuỵ lành này trước khi đưa toàn bộ chúng vào cơ thể để bảo vệ chúng khỏi sự tàn phá của hệ thống miễn dịch. Năm 2016, bệnh nhân châu Âu đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này và không còn cần insulin nữa. Nhiều hãng dược phẩm lớn cũng đang nghiên cứu con đường này.
- Liệu pháp miễn dịch: dừng quá trình mà hệ thống miễn dịch phá huỷ tế bào tuyến tuỵ có thể giúp bệnh nhân bảo tồn được khả năng tự sản xuất insulin. Một công ty của Bỉ đang thử nghiệm giải pháp tiêu diệt các tế bào miễn dịch tấn công tuỵ. Còn công ty Neovacs tại Pháp đang phát triển vắc xin cho bệnh tiểu đường tuýp 1, kích thích hệ thống miễn dịch để giảm phản ứng tự miễn trong cơ thể. Vắc xin này ngăn ngừa được lupus trong 5 năm và sẽ thử nghiệm trên người tiểu đường loại 1 để xem kết quả.
- Điều trị tự động với tuyến tuỵ nhân tạo: dành cho người đã mất tế bào tuyến tuỵ sản xuất insulin. Nó tự động đo đường huyết và tiêm đúng insulin vào máu giống như tuyến tuỵ khoẻ mạnh vẫn làm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đang thử nghiệm và tìm cách khắc phục nhược điểm trước khi đưa vào điều trị.
- Kích thích sản xuất insulin: đây là sự ra đời của thuốc GLP -1, chất có tác dụng ức chế tiết gIucagon (hormone tổng hợp đường) và tăng sản xuất insuIin tại tuỵ, hiện đã có mặt trên thị trường. Công ty Poxel của Pháp cũng đang theo đuổi thuốc tác dụng đồng thời vào tuyến tuỵ, gan và cơ bắp để giảm đường huyết, đã chứng minh trên thử nghiệm lâm sàng và hứa hẹn sớm đưa ra thị trường. Tại Thuỵ Điển, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thuốc vừa giảm đường vừa giảm huyết áp, dành cho bệnh nhân tiểu đường béo phì và có biến chứng tim mạch. Đức cũng nghiên cứu thuốc giảm mỡ, ngăn ngừa kháng insulin và kiểm soát việc ăn quá nhiều.
- Nhằm vào vi khuẩn microbiome: một thành phần vi khuẩn bị mất cân bằng đã được tìm thấy ở bệnh nhân tiểu đường, người mà vi khuẩn ruột ít đa dạng hơn người khoẻ mạnh. Các nhà nghiên cứu đại học Amsterdam chỉ ra rằng cấy ghép phân để đưa vi khuẩn ruột của người khoẻ mạnh vào ruột người bị tiểu đường có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin trong thời gian ngắn ở người tiểu đường béo phì. Phương pháp này khá mới và cần được nghiên cứu thêm.
Hi vọng vào ngành công nghệ sinh học có thể đưa ra cách chữa tiểu đường mới
Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam – Gs. Thái Hồng Quang cho biết vẫn chưa thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, dù là tuýp nào. Lý do là bởi nguyên nhân gây bệnh phức tạp, tuyến tuỵ bị suy yếu, hormone tạo ra có hoạt tính kém. Hơn nữa tăng đường huyết lại kéo theo nhiều rối loạn khác trong cơ thể, dẫn đến biến chứng khó lường.
Vậy nhưng không cần quá lo lắng vì nếu tuân thủ tốt điều trị, bệnh nhân vẫn có thể quản lý tốt bệnh và sống khoẻ mạnh.
Xem thêm: Những nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường
Lựa chọn nơi khám chữa bệnh uy tín giúp người bệnh nhận được sự điều trị tốt nhất.
- Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (024 3853 3527 – Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì hoặc 80/82 Yên Lãng, Đống Đa). Ở đây có khoa riêng để chăm sóc bàn chân cho người có biến chứng này.
- Bệnh viện Bạch Mai (024 3869 3731 – 78 Giải Phóng, Đống Đa), có nhiều bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh viện Thanh Nhàn (0911 224 099 – 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng), bệnh viện đầu tư cơ sở vật chất, máy móc mới để thăm khám cho bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố (Cơ sở 1 ở 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5 – 028 3855 4269; cơ sở 2 ở 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5 – 028 3955 5548). Bệnh nhân có thể đặt hẹn trước tại https://umc.medpro.com.vn/ để không phải chờ đợi xếp hàng. Nơi này tập trung nhiều bác sĩ giỏi ở phía Nam.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5 – 028 3923 4332), nơi đầu tiên có khoa nội tiết.
- Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5 – 028 3855 4269 hoặc 028 3950 6126) tập hợp nhiều chuyên gia và có sự liên kết chặt chẽ giữa các khoa phòng, cho người bệnh được khám chữa tốt nhất.
- Bệnh viện 115 (527 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q10 – 028 3865 4249)
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (120 Hồng Bàng, P.12, Q.5 – 028 3855 0207)
Bệnh nhân ở tỉnh có thể chọn viện Đa khoa tỉnh để tiện cho việc thăm khám. Hiện tại các đơn vị này đều được phổ cập hướng dẫn điều trị tiểu đường của Bộ Y tế và trang bị máy móc hiện đại hơn.
Điều trị bệnh tiểu đường ngày nay đã có nhiều tiến bộ, vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng. Kiên trì phối hợp các phương pháp, đồng thời kiểm tra đường huyết định kỳ và tầm soát biến chứng để xử lý từ sớm.
Tham khảo:
http://benhvien108.vn/y-hoc-co-truyen-tri-lieu-tieu-duong-nhu-the-nao-.htm
https://suckhoedoisong.vn/mon-an-bai-thuoc-va-day-bam-huyet-tri-benh-tieu-duong-n102948.html
https://bienchungtieuduong.vn/hoi-dap/ngoi-thien-mot-tieng-moi-ngay-co-giup-giam-duong-huyet.html
https://suckhoedoisong.vn/khi-cong-phong-chong-tieu-duong-n884.html
https://www.heart.org/en/health-topics/diabetes/prevention--treatment-of-diabetes/prevention-and-treatment-for-prediabetes
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323729#what-is-type-i-diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199
https://www.labiotech.eu/features/diabetes-treatment-cure-review/