Thuốc metformin điều trị tiểu đường hiệu quả

Metformin, tên thương mại khác là Glucopha, một thuốc điều trị tiểu đường typ2 bằng đường uống. Ra đời cách đây gần 60 năm, nhưng meformin vẫn được coi là một trong những thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường typ2 hiệu quả nhất. Giống như các loại thuốc điều trị khác, mục tiêu của meformin là để hạ đường huyết và làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

Insulin là một hormon tuyến tụy, có nhiệm vụ kiểm soát đường trong máu bằng cách tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào cơ và hạn chế dự trữ ở gan. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể sản sinh không đủ insulin hoặc insulin hoạt động không đúng cách (kháng insulin) gây tăng sản xuất glucose ở gan và giảm sự nhạy cảm của insulin trên các mô mỡ và cơ bắp.

Meformin hoạt động bằng cách ức chế hấp thu ở ruột, giảm đề kháng insulin nên giúp cơ thể sử dụng được glucose hiệu quả và làm giảm lượng đường trong máu.

Những cách tác động của meformin làm giảm đường huyết

Meformin có tác dụng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhưng lại không gây giảm đường huyết ở những người không mắc bệnh này. Cơ chế tác dụng của meformin vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Nhưng về cơ bản, tại thời điểm này có ba cách tác động của nó được các nhà nghiên cứu ghi nhận, đó là:

- Ức chế hấp thu glucose ở ruột nên không gây tăng đường huyết sau ăn. - Gia tăng sử dụng đường trong tế bào nên giúp giảm đề kháng insulin. - Ức chế dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở gan nên không làm tăng đường huyết lúc đói.

Meformin có thể sử dụng một mình hoặc phối cùng insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường khác như diamicron, amaryl… để làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết.

Lợi ích của meformin trong điều trị bệnh

Không phải bỗng nhiên mà Metformin trở thành thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh tiểu đường, kể cả khi các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều loại thuốc mới hơn trong điều trị. Các ưu điểm có thể kể đến của Metformin như:

- Ở những người mới được phát hiện tiểu đường typ2 nếu được sử dụng ngay Metformin ít có khả năng cần phải điều trị bằng thuốc tiểu đường khác để kiểm soát lượng đường trong máu – Theo kết quả nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine.

- Sử dụng Metformin lâu dài làm giảm biến chứng tim mạch, đột quỵ… dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong so với khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường khác (như glibenclamid, chlopropamid…)

- Metformin có khả năng làm giảm đề kháng insulin - nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường typ2.

- Hạ đường huyết là một triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường khác, nhưng metformin sẽ làm giảm tối đa nguy cơ này. Do đó nó còn là thuốc được Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ chọn lựa là thuốc ưu tiên điều trị tiểu đường ở trẻ em.

- Sử dụng Metformin trong một thời gian dài, không những không làm tăng cân mà còn có thể giúp giảm cân, giảm chỉ số LDL - cholesterol, triglycerid… Tuy nhiên sử dụng Metformin một mình để giảm cân là chưa đủ, người bệnh vẫn cần một chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên để làm giảm bớt cân nặng của bản thân.

- Các nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy Metformin an toàn, có thể dử dụng cho tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên các nhà điều trị vẫn đang cần những nghiên cứu tích cực hơn do đó để đảm bảo an toàn tiểu đường thai kỳ vẫn phải sử dụng insulin.

Metformin – lựa chọn tối ưu trong điều trị bệnh tiểu đường

Metformin – lựa chọn tối ưu trong điều trị bệnh tiểu đường

Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0936.057.996 khi muốn biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường và Giải pháp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng, ổn định đường huyết từ TPCN Hộ Tạng Đường

Liều lượng sử dụng của meformin

Liều lượng sử dụng meformin là do bác sỹ điều trị quyết định, căn cứ trên từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn như mức đường huyết, chức năng gan thận… người bệnh không tự ý điều chỉnh hoặc ngưng sử dụng.

- Liều khởi đầu: 500 mg, uống hai lần một ngày hoặc 850 mg uống mỗi ngày một lần. Trong trường hợp liều khỏi đầu chưa đáp ứng với điều trị, có thể tăng 500 mg trong mỗi tuần hoặc 850 mg mỗi 2 tuần. - Liều duy trì: 2000 mg hàng ngày. - Liều tối đa: 2550 mg/ngày và chia thành 2-3 lần trong bữa ăn.

Những lưu ý khi sử dụng Metformin

Bên cạnh những lợi ích, meformin cũng có một số hạn chế nhất định. Tác dụng không mong muốn lớn nhất của nó, đó là nhiễm toan lactic. Phản ứng phụ này rất hiếm gặp, nhưng nó có thể phát triển khi gặp yếu tố thuận lợi như giảm tưới máu, toan huyết, rối loạn điện giải, suy giảm chức năng thận, tuổi cao trên 80 tuổi.

Một số lưu ý khác

- Nguyên tắc dùng thuốc: Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều, thời gian. Nên uống Metformin trong bữa ăn để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.

- Quên liều: Nếu bỏ quên 1 liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng như bình thường.

- Ngưng sử dụng Metformin khi: xét nghiệm X quang, chụp CT scan... vì có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng thận.

- Rượu: sử dụng Metformin hay bất kỳ một loại thuốc điều trị tiểu đường nào khác tuyệt đối không được sử dụng rượu vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic.

- Chế độ ăn uống: thuốc có thể tương tác với một số thực phẩm nhất định, có thể làm tăng hiệu qủa điều trị hoặc làm giảm hấp thu thuốc. Chính vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ xem nên tránh những loại thực phẩm nào sẽ giúp hạn chế được các tác dụng không đáng có.

- Lái xe và vận hành máy móc: nếu bạn thường xuyên phải làm việc trên xe và chạy đường dài, hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc. Vì trong một số trường hợp thuốc có thể gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo để tập trung lái xe… Vì vậy để an toàn hãy trao đổi với bác sỹ để biết cách sử dụng thuốc ở những thời điểm hợp lý nhất có thể giảm thiểu được các tác dụng trên.

- Kế hoạch mang thai: để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc khi bạn đã có thai các bác sỹ sẽ cho bạn dừng thuốc và sử dụng insulin trong quá trình điều trị sau đó.

- Sử dụng cùng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm: Metformin có tương tác với một số thuốc kể trên làm tăng độc tính của thuốc khi phối hợp đồng thời, do đó bạn không được tự ý sử dụng bất kỳ một loai thuốc nào khác ở nhà mà hãy sử dụng khi đã có chỉ định của bác sỹ.

Ngoài ra, khi sử dụng Metformin trong một thời gian dài ở một số ít người có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, nôn khó chịu, nhiễm toan lactic… Khi bạn gặp bất kỳ một dấu hiệu nào kể trên, đừng tự ý dừng thuốc mà hãy trao đổi với bác sỹ của bạn để có các chỉ định hợp lý hơn.

Phát hiện sớm và điều trị tiểu đường bằng Metformin, cùng với một kế hoạch dài hạn về chế độ ăn và luyện tập thể thao hợp lý có thể giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường.

Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường.

Xem thêm:

Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng

Nguồn tham khảo: http://www.drugs.com/ http://www.nhs.uk/