Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, khi chế độ ăn uống và tập thể dục không thể giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị. Mỗi nhóm, mỗi loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 lại có công dụng và tác dụng phụ khác nhau. Việc hiểu rõ những kiến thức này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả, hạn chế những tác dụng không mong muốn đối với cơ thể.
Hiện nay, có 9 nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 được sử dụng phổ biến. Mỗi nhóm thuốc sẽ giúp hạ và kiểm soát đường huyết thông qua nhiều cơ chế khác nhau:
Thuốc duy nhất được sử dụng trong nhóm Biguanide là Metformin (Glucophage, Panfor), còn Phenformin đã bị cấm dùng vì nguy cơ nhiễm acid lactic cao. Thuốc Metformin có tác dụng hạ đường huyết nhờ làm giảm sản xuất glucose ở gan và giúp các tế bào trong cơ thể nhạy cảm hơn với insulin (giảm kháng insulin).
Thuốc trị tiểu đường tuýp 2 Metformin giúp hạ đường huyết theo cơ chế giảm đề kháng insulin
Metformin được xem là một trong các loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay, thường được sử dụng đầu tiên trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc ít gây tác dụng phụ hạ đường huyết và không làm tăng cân như một số nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác.
Tác dụng phụ thường gặp của metformin là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Để hạn chế tác dụng phụ này, bạn nên uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng giải phóng chậm, giải phóng kéo dài (trên vỏ thuốc có ký hiệu XR, SR).
Không nên sử dụng thuốc tiểu đường tuýp 2 Metformin cho những người bị suy giảm chức năng thận, người trên 80 tuổi hoặc suy tim,… vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton.
Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 thuộc nhóm Sulfonylurea giúp hạ đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin. Những thuốc được sử dụng trong nhóm gồm có Glibenclamide (Glihexal), Gliclazide (Diamicron, Dorocron), Glimepiride (Amaryl)... Người bệnh thường được chỉ định Sulphonylurea khi không đáp ứng điều trị với Metformin.
Các thuốc nhóm Sulfonylurea có tác dụng kích thích tụy sản xuất insulin
Tác dụng phụ thường gặp nhất của Sulfonylurea là gây hạ đường huyết cấp tính. Do đó, người tiểu đường, đặc biệt là những người lớn tuổi dễ bị hạ đường huyết cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên hơn khi dùng thuốc, tránh bỏ bữa, ăn uống kiêng khem quá mức. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây tăng cân, buồn nôn và tiêu chảy.
Nhiều người đã kiểm soát bệnh tiểu đường thành công nhờ kết hợp thuốc điều trị và các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0936.057.996 để được tư vấn chi tiết.
Thuốc nhóm Thiazolidinedione giảm đường huyết theo cơ chế hoạt hóa thụ thể PPARγ, Từ đó, thuốc làm tăng khả năng chuyên chở đường trong máu của GLUT1, GLUT4, đặc biệt là insulin tới các tế bào gan, cơ, mỡ. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ có Pioglitazone (Piotaz, Nilgar) là thuốc được dùng thường xuyên trong nhóm TZD.
Nhóm thuốc Thiazolidinedione làm tăng nhạy cảm với insulin của tế bào gan, cơ, mỡ
Thuốc Pioglitazone có tác dụng phụ là tăng cân, phù nề, loãng xương nên thường không sử dụng cho người tiểu đường bị suy tim hoặc có nguy cơ gãy xương cao. Để tăng hiệu quả giảm đường huyết, bác sĩ có thể cho bạn dùng kết hợp Pioglitazone với Metformin hoặc các thuốc nhóm Sulfonylurea.
Nhóm thuốc ức chế DPP4 (Gliptin) gồm có: Linagliptin (Trajenta), Saxagliptin (Onglyza), Sitagliptin (Januvia) và Vildagliptin (Galvus). Thuốc giúp ngăn chặn sự phân hủy của hormone GLP-1, một loại hormone làm tăng sản xuất insulin để chống lại tình trạng tăng lượng đường trong máu. Nhờ vào tác động này, các thuốc ức chế DPP4 thường được dùng để giảm nhanh đường máu sau ăn.
Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 nhóm ức chế DPP4 giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn
Nhóm ức chế DPP4 thường được dùng kết hợp với Metformin hoặc TZD để tăng hiệu quả điều trị. Thuốc không gây tác dụng phụ hạ đường huyết cấp tính, không làm tăng cân ở người tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khác là ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm tụy cấp.
SGLT2 là kênh đồng vận chuyển natri - glucose, có vai trò tái hấp thu đường từ nước tiểu vào trong máu. Khi ức chế kênh này, glucose không thể tái hấp thu được mà sẽ theo nước tiểu đi ra khỏi cơ thể, từ đó giúp làm giảm đường huyết.
Hiện nay, các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 thuộc nhóm SGLT2 thường được kết hợp sớm Metformin để làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Thuốc không gây hạ đường huyết và có thể làm giảm cân nhẹ (từ 2 - 4 kg). Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc SGLT2, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ của là loãng xương và nhiễm trùng đường sinh dục - tiết niệu hoặc nhiễm ceton máu.
Loại thuốc duy nhất thuộc nhóm này đang được sử dụng tại Việt Nam là Dapagliflozin.
Thuốc tiểu đường tuýp 2 Dapagliflozin giúp ức chế kênh SGLT2 và tăng thải đường qua nước tiểu
Các thuốc tiểu đường tuýp 2 thuộc nhóm đồng vận GLP-1 (Exenatide) giúp hạ đường huyết theo cơ chế gần tương tự nhóm ức chế DPP4. Loại thuốc này “bắt chước” tác dụng của GLP-1, từ đó giúp tăng tiết insulin khi đường máu tăng cao. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự bóp của dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa đường và giảm cân.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một loại thuốc đồng vận GLP-1 là Liraglutide (Victoza). Loại thuốc tiểu đường type 2 này được sử dụng qua đường tiêm dưới da 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng và ăn tối, có thể kết hợp với Sulfonylurea hoặc Metformin.
Tác dụng phụ thường gặp của Liraglutide là nôn, buồn nôn, có thể tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, giảm cân.
Bút tiêm dưới da Liraglutide (Victoza) chữa bệnh tiểu đường type 2 thuộc nhóm đồng vận thụ thể GLP-1
α-glucosidase là một enzym có vai trò thủy phân đường carbohydrat từ thức ăn thành đường glucose để đưa vào trong máu. Ức chế enzym này sẽ hạn chế quá trình hấp thu đường từ thức ăn, nhờ đó không làm tăng đường huyết ngay sau ăn. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Acarbose (Glucobay) là thuốc duy nhất trong nhóm ức chế α-glucosidase được sử dụng.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 Acarbose (Glucobay) giúp hạn chế hấp thu đường từ bữa ăn
Acarbose (Glucobay) thường được uống ngay trước khi ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. Sử dụng thuốc đơn độc không gây hạ đường huyết. Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc là trên đường tiêu hóa, do tăng lượng carbohydrate không được hấp thu được ở ruột non xuống đến đại tràng, gây ra sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Repaglinide là thuốc duy nhất thuộc nhóm Glinides, có tác dụng kích thích giải phóng nhanh insulin ở tuyến tụy.
Tác dụng chủ yếu của thuốc là giảm glucose huyết sau ăn. Thuốc cũng làm tăng cân và có nguy cơ hạ glucose huyết tuy thấp hơn nhóm sulfonylurea.
Repaglinide là thuốc tiểu đường tuýp 2 kích thích tuyến tụy giải phóng nhanh insulin.
Nếu các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 dạng uống không có hiệu quả, bạn sẽ được chỉ định tiêm insulin để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Có rất nhiều các loại thuốc insulin đang được sử dụng hiện nay như insulin tác dụng ngắn, insulin tác dụng trung bình, insulin tác dụng kéo dài… Liều lượng, tần suất và thời điểm tiêm, cách tiêm insulin sẽ phụ thuộc vào mức độ đường trong máu và dạng insulin mà bác sĩ chỉ định cho bạn.
Thông thường, bạn sẽ phải tiêm thuốc từ 2 - 4 lần mỗi ngày. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh liều phù hợp. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo, bạn nên đo đường huyết ít nhất bốn lần một ngày vào các thời điểm trước bữa ăn, trước khi đi ngủ, tập thể dục, lái xe, hoặc bất kỳ ở thời điểm nào nếu bạn nghi ngờ có dấu hiệu hạ đường huyết.
Tiêm insulin giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường type 2
Khi bị hạ đường huyết trong quá trình tiêm insulin, bạn nên uống ngay một cốc nước đường hoặc ăn một chút thức ăn chứa tinh bột. Ngoài ra, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có được những điều chỉnh hoặc thay thế thuốc phù hợp khi có bất cứ dấu hiệu bất thường khác.
Xem thêm: Insulin và 9 lưu ý khi sử dụng
Với sự phát triển của y học, ngày càng có nhiều loại thuốc tiểu đường thế hệ mới ra đời. Các thuốc này vẫn nằm trong 9 nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 kể trên. Tuy nhiên, chúng sẽ được thay đổi công thức, dạng bào chế để đem lại hiệu quả cao và độ an toàn tốt hơn.
Các loại thuốc trị tiểu đường mới nhất có thể kể đến là: Alogliptin, Invokana, Farxiga, Tanzeum, Jardiance, Afrezza… Một số loại thuốc này không có sẵn tại Việt Nam. Để sử dụng, người bệnh sẽ phải đặt mua từ nước ngoài.
Xem thêm: Thông tin đầy đủ về 6 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới
Sử dụng thuốc nam, thuốc Đông Y trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Sự kết hợp các loại cây thuốc nam khác nhau trong mỗi bài thuốc Đông Y sẽ đem đến hiệu quả khác nhau, tùy từng mục đích điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ví dụ, đối với người tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu, mục tiêu chủ yếu là cần giảm và ổn định đường huyết thì người bệnh nên sử dụng bài thuốc có chứa các thành phần chuyên hỗ trợ giảm đường huyết như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá.
Còn khi bệnh tiểu đường đã bước vào giai đoạn cuối, hoặc khi các biến chứng đầu tiên như tê bì tay chân, nóng rát ra, mờ mắt… xuất hiện, lúc này người bệnh cần các cây thuốc vừa ổn định đường huyết vừa cải thiện được biến chứng tiểu đường.
Dựa trên kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu khoa học hiện đại, các chuyên gia đều đồng thuận về tác dụng cải thiện biến chứng tiểu đường của bài thuốc Đông Y chứa Câu Kỷ Tử, Hoài Sơn, Mạch môn, Nhàu. Sự kết hợp của 4 loại dược liệu quý này giúp tạo nên hệ thống chống stress oxy hóa mạnh mẽ, từ đó hạn chế và khắc phục những tổn thương mà đường huyết tăng trên mạch máu, thần kinh khắp cơ thể. Cụ thể:
- Mạch môn: Có tác dụng chống xơ hóa thận, giúp hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng thận.
- Hoài sơn: Giúp tăng cường các yếu tố bảo vệ thần kinh, làm giảm biến chứng thần kinh do tiểu đường.
- Câu kỷ tử: Có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện biến chứng mắt do tiểu đường. Ngoài ra, Câu kỷ tử cũng giúp tăng cường miễn dịch, ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu.
- Nhàu: Giúp các vết thương, vết loét nhanh lành, tránh bị nhiễm trùng, hoại tử và cắt cụt chi ở người tiểu đường.
Dưới đây là nhận xét của Ths. Bs Nguyễn Huy Cường – Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương về công dụng cải thiện biến chứng tiểu đường của một sản phẩm có chứa Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn:
Cách giảm biến chứng tiểu đường, nhất là biến chứng tim mạch và biến chứng thần kinh ngoại vi từ thảo dược
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.
Sử dụng đúng cách các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 cùng với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học là chìa khóa để giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết và tránh xa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu có băn khoăn, đừng ngần ngại gọi tới số 0936 057 996 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Tài liệu tham khảo: nhs.uk, drugbank.vn.