Năm 1995, FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chính thức chấp thuận sử dụng Amaryl - thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuyp 2 thuộc nhóm Sulfonylurea.
Ra đời sau nên Amaryl khắc phục được nhược điểm của các thế hệ trước trong nhóm là giảm nguy cơ hạ đường huyết và ít gây tăng cân hơn. Nếu được kê toa Amaryl, bạn có thể đọc thông tin trong bài viết sau để biết một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc sao cho thu được kết quả tốt nhất. Amaryl có hoạt chất chính là glimepiride, thuộc thế hệ thứ 2 của nhóm Sulfonylurea. Ngoài Amaryl, bạn có thể tìm thấy glimepiride với các tên thương mại khác nhau như: Aylide, Diapride, Glimepiride Sandoz….
Amaryl được sử dụng để làm giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2 không bị nhiễm toan ceton (một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường). Thuốc có thể được sử dụng một mình hoặc phối hợp cùng với insulin hay các nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác để làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết.
Cách thức hoạt động của Amaryl là kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin - hormon của tuyến tụy chịu trách nhiệm chính trong việc đưa đường từ máu vào tế bào. Đồng thời làm tăng sự hấp thu đường từ máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ và làm giảm sản xuất đường ở gan.
Thuốc Amaryl có tác dụng hạ đường huyết bằng cách kích thích sản xuất insulin
Liều dùng Amaryl sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ trong trên từng người bệnh cụ thể. Thông thường liều khởi đầu từ 1-2mg/ngày/lần, liều duy trì có thể tăng thêm 1-2mg/lần nhưng không được quá 8mg/ngày.
Amaryl thường được uống duy nhất một lần trong ngày tại một thời điểm cố định. Tốt nhất thuốc nên uống vào ngay trước hoặc trong bữa ăn sáng với một ly nước lớn.
Nếu chẳng may bỏ quên một liều thuốc, bạn hãy uống thuốc cùng với một chút thức ăn ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu bạn không thể nhớ ra đến ngày hôm sau, thì chỉ cần uống đúng liều thuốc đã định mà không được gấp đôi liều.
Tiểu đường là bệnh mạn tính chưa thể chữa khỏi, việc sử dụng Amaryl chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết tốt hơn, không có nghĩa là khi đường huyết đã ổn định bạn được ngưng sử dụng thuốc.
Bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.
Khi sử dụng Amaryl, bạn có thể bị buồn ngủ, chóng mặt, mắt mờ, đầu lâng lâng… các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn nếu bạn uống rượu trong quá trình dùng thuốc. Do đó, bạn cần phải cai rượu và thận trọng khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ.
Đường huyết có thể lên xuống thất thường khi bạn bị: sốt, stress, nhiễm trùng, phẫu thuật… Ở những thời điểm này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình để được hướng dẫn hoặc chỉ định phối hợp thêm những giải pháp khác để kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
Amaryl có thể gây hạ đường huyết, làm xuất hiện các dấu hiệu như lo lắng, vã mồ hôi, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, thậm chí là ngất xỉu. Cơn hạ đường huyết cũng có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn, làm thay đổi tầm nhìn, nhức đầu, ớn lạnh, hoặc run rẩy… Những trường hợp như vậy bạn nên ăn hoặc uống một chút nước đường, mật ong, kẹo ngọt, nước cam… Tiếp theo đó, bạn cần báo lại cho bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
Da bạn sẽ rất dễ bị bắt nắng khi uống Amaryl trong thời gian dài. Do đó, bạn nên tránh tốt đa sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng từ mặt trời, đèn cực tím và sử dụng kem chống nắng hoặc mặc quần áo dài tay mỗi khi đi ra ngoài đường trong những ngày nắng nóng.
Amaryl có thể làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc bệnh tim mạch. Chính vì lẽ đó mà bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc, từ đó bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn cho bạn các phương pháp điều trị an toàn hơn.
Người bệnh tiểu đường khi dùng Amaryl cần lưu ý nguy cơ hạ đường huyết
Khi được chỉ định dùng Amaryl, có nghĩa rằng những lợi ích bạn có được sẽ nhiều hơn rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn một số ít nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:
- Buồn nôn và nôn mửa: là các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Amaryl, tình rạng này có thể qua đi hoặc trở nên nặng nề hơn với một số người. Bạn cần báo cho bác sĩ nếu thấy vàng da, vàng mắt, đau dạ dày, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, người mệt mỏi, dễ chảy máu, bầm tín, nhiễm trùng, ho, sốt dai dẳng…
- Tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Amaryl là phản ứng dị ứng, tuy nhiên rất hiếm gặp. Nếu bạn hoặc người thân nhận thấy những dấu hiệu: phát ban, ngứa, sưng lưỡi, môi, miệng, chóng mặt, khó thở… thì nên gọi cấp cứu 115 ngay.
Trên đây không phải là danh sách đầy đủ những rủi ro có thể gặp phải khi dùng Amaryl, do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào khác, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ của mình.
Khi dùng Amaryl với các thuốc chẹn beta (propranolol), thuốc chống đông máu (warfarin), kháng sinh (chloramphenicol, clarithromycin, sulfamethoxazol, ciprofloxacin), thuốc điều trị tiểu đường (insulin, metformin), thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, aspirin)… có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Ngược lại, các thuốc có xu hướng làm tăng đường huyết như: prednisone, thuốc lợi tiểu (urosemide, hydrochlorothiazide), thuốc nội tiết tố (estrogen, thuốc tránh thai)… lại làm giảm hiệu quả của Amaryl.
Sử dụng Amaryl hiệu quả là khi bạn biết phối hợp tốt với thầy thuốc, cộng thêm chế độ có kiểm soát, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát được đường huyết, đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường.
Xem thêm:
Theo nguồn: https://www.drugs.com/cdi/glimepiride.html http://www.webmd.com/drugs/2/drug-12297/amaryl-oral/details#side-effects
---------------------------------------------------------------------------
Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường với nguồn gốc chính từ thảo dược