Phòng tránh tổn thương bàn chân ở người bệnh tiểu đường

85% bệnh nhân đái tháo đường có thể ngăn chặn được nguy cơ cắt cụt chi nếu phát hiện sớm tổn thương ở chân để điều trị kịp thời.

Vì sao người bệnh tiểu đường bị tổn thương bàn chân?

Tổn thương bàn chân là một trong những hậu quả tất yếu của biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường. Dấu hiệu ban đầu của biến chứng thần kinh chỉ là cảm giác tê bì, châm chích, kiến bò… nhưng khi tiến triển đến giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ mất hết cảm giác đau đớn, nóng lạnh, đặc biệt ở hai chi dưới. Vì vậy, tuy chỉ gặp phải một vết thương nhỏ ở chân, vô tình không để ý tới nhưng vết thương sẽ ngày càng lan rộng, tổn thương nặng nề và khó điều trị, thậm trí họ phải đối mặt với nguy cơ phải cắt cụt chi. Theo giáo sư Miranda- Palma thuộc Viện nghiên cứu bệnh tiểu đường của trường Đại học Y khoa Miami thì: “Khoảng 85% bệnh nhân có thể ngăn chặn được nguy cơ cắt cụt chi nếu phát hiện sớm tổn thương ở chân để điều trị kịp thời”. Chính vì vậy, thói quen kiểm tra bàn chân hàng ngày sẽ rất hữu ích cho người bệnh đái tháo đường phòng ngừa biến chứng bàn chân.

Kiểm tra hàng ngày để phát hiện sớm biến chứng bàn chân

Kiểm tra hàng ngày để phát hiện sớm biến chứng bàn chân

Xem Thêm: Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

Để phòng ngừa tổn thương bàn chân do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

Trước hết: Rửa và lau khô chân: Dùng xà bông ít chất tẩy và nước ấm. Lau khô bàn chân kỹ càng, đặc biệt giữa các ngón chân vì đó là nơi dễ bị nấm. Sử dụng kem dưỡng da để giữ da mềm nhưng không bôi vào giữa các kẽ chân.

Thứ hai: Không ngâm chân bằng nước quá nóng: Biến chứng thần kinh có thể làm bạn mất cảm giác ở chân. Việc ngâm chân bằng nước quá nóng có thể làm cháy da và dẫn đến các nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng.

Thứ ba: Cắt móng chân hàng tuần, nên cắt theo đường thẳng, không cắt chéo hoặc hình chữ V dễ làm móng đâm vào da. Dũa móng để móng không bị sần gây tổn thương khi va chạm.

Những bất thường trên bàn chân người bệnh đái tháo đường

Bất kỳ sự thay đổi nào, dù nhỏ hay lớn trên da bàn tay, bàn chân người bệnh tiểu đường đều có thể là dấu hiệu của biến chứng và báo hiệu nguy cơ tiến triển theo chiều hướng xấu đi, bao gồm:

Vết trầy xước, loét: Nếu phát hiện vết trầy xước nào trên chân, cần rửa sạch và bôi các loại kem kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng băng vô trùng để bảo vệ vết thương. Vết xước không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành loét. Nếu vết loét bị đỏ và đang rỉ máu hoặc có mủ, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được xử lý sớm.

Da khô: Sử dụng xà phòng dưỡng ẩm và kem để giữ da chân mềm.

Mụn: Đi giày quá chật có thể là nguyên nhân gây mụn nước. Không tự ý chọc vỡ mụn vì sẽ gây ra nhiễm trùng. Chỉ cần rửa sạch chân, bôi kem kháng khuẩn và dùng băng che lại, mụn sẽ tự lặn.

Nấm chân: Biểu hiện là nứt, ngứa, đỏ da giữa các ngón chân. Bạn có thể được bác sĩ cho dùng thuốc viên hoặc kem bôi để điều trị nấm.

Vết chai: Mỗi lần tắm, nên dùng dùng đá nhám hoặc đá bọt làm mịn những vết chai từ từ, không dùng dao, kéo để cắt bỏ cục chai.

Móng chân mọc ngược: Khi cắt móng chỉ cắt phía trên móng theo đường thẳng, không cắt sâu vào hai cạnh móng dễ làm móng mọc ngược vào trong gây đau và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu bạn đang bị đau ở móng chân.

Đổi màu móng chân: Đây là biểu hiện của bệnh nấm móng. Đến gặp bác sĩ để có thuốc điều trị phù hợp, để lâu dài có thể lây sang móng tay.

Da chân màu xanh hoặc đen: Do lưu lượng máu tới chân ít. Nếu phát hiện các dấu hiệu này bạn cần đến bệnh viện khẩn cấp để được xử lý kịp thời.

Nếu có dấu hiệu của biến chứng bàn chân, người bệnh đi khám sớm

Nếu có dấu hiệu của biến chứng bàn chân, người bệnh đi khám sớm

Bảo vệ bàn chân người bệnh tiểu đường bằng cách nào?

Để hạn chế tối đa tác động có hại từ bên ngoài gây tổn thương bàn chân, người bệnh nên chú ý những điều sau đây - Không đi chân đất. - Chọn loại giày dép đế bằng, che kín chân. - Chọn cỡ giày vừa với cỡ chân. - Luôn đeo tất/vớ khi đi dày. - Khi chọn mua giày nên đeo tất/vớ. - Nên bắt đầu với đôi giày mới từ từ để đôi chân quen dần.

xem bệnh nhân sử dụng tốt Nguồn: http://www.webmd.com/


Thông tin cho ban: TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường