Phác đồ điều trị đái tháo đường 2018: Người bệnh cần biết các thông tin gì?

Phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 và type 2 là hướng dẫn chung nhất cho mọi trường hợp mắc tiểu đường, sử dụng cho bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, trong các thông tin được cung cấp, người bệnh chỉ cần nắm được một số điểm cơ bản để tự nâng cao hiệu quả cho quá trình điều trị của bản thân.

Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 cần đạt được mục tiêu gì?

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi đường huyết cao và khả năng biến chứng trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… Do đó, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần đặt 2 mục tiêu chính: kiểm soát đường huyết (đường huyết lúc đói, sau ăn, HbA1c), phòng ngừa và điều trị sớm biến chứng tiểu đường.

Phác đồ điều trị đái tháo đường mới nhất của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ và Bộ Y tế đưa ra mục tiêu điều trị chung:

  • Đường huyết lúc đói: < 7 mmol/l (126 mg/dl)
  • Đường huyết sau ăn 2 h: < 10 mmol/l (180 mg/dl)
  • HbA1c < 7 %

Tuy nhiên, các hướng dẫn này cũng nhấn mạnh, mục tiêu điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ví dụ:

  • HbA1c < 6,5 % với người bệnh trẻ tuổi; không có biến chứng tim mạch; mới mắc đang điều trị đơn độc với met–formin và thay đổi lối sống.
  • HbA1c < 7,5 % với người cao tuổi, có bệnh lý tim mạch nhưng sức khỏe ổn định.
  • HbA1c < 8 – 8,5 % với người cao tuổi, có nhiều biến chứng hay bệnh lý mắc kèm.

 

Mục tiêu quan trong nhất trong phác đồ điều trị đái tháo đường vẫn là kiểm soát đường huyết và biến chứng

Mục tiêu quan trong nhất trong phác đồ điều trị đái tháo đường vẫn là kiểm soát đường huyết và biến chứng

Điện thoại

Những lưu ý trong phác đồ điều trị tiểu đường type 2 mới nhất năm 2018

Trong phác đồ điều trị đái tháo đường type 2, met-formin được coi là thuốc hạ đường huyết nền tảng, áp dụng trong tất cả các giai đoạn bệnh. Tùy theo tình trạng sức khỏe, chỉ số đường huyết của mỗi người, bác sĩ sẽ kê 1 thuốc hay nhiều thuốc cùng lúc. Điều quan trọng, bạn cần kiểm tra định kỳ 2 thông số đường huyết lúc đói và HbA1c 3 tháng 1 lần để theo dõi hiệu quả điều trị và giúp bác sĩ có căn cứ điều chỉnh liều hay loại thuốc phù hợp.

Trường hợp đường huyết tăng cao (đường huyết lúc đói ≥ 300 mg/dl và/hoặc HbA1c ≥ 10%); phác đồ 3 thuốc thất bại; suy gan, suy thận hay chuẩn bị phẫu thuật… thuốc tiêm lnsulin sẽ được sử dụng để đưa lượng đường trong máu về giới hạn.

Bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn, tập luyện và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cũng là những giải pháp giúp người bệnh đạt được 2 mục tiêu kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để an toàn, người bệnh cần lưu ý:

  • Không nhịn ăn, ăn uống kiêng khem quá mức.
  • Tập luyện phù hợp với chế độ ăn và dùng thuốc, nên kiểm tra đường huyết trước tập, trong tập và sau tập để điều chỉnh kế hoạch tập luyện.
  • Lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ có nghiên cứu khoa học chứng minh, có đánh giá từ chuyên gia và người bệnh, nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất đảm bảo.

Thảo dược giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường

Thảo dược giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường

Những lưu ý trong phác đồ điều trị đái tháo đường type 1

Với tiểu đường typ 1, người bệnh cần tiêm lnsulin để bù đắp lượng lnsulin bị thiếu hụt. Để lnsulin phát huy tối ưu tác dụng, bạn nên tuân thủ các lưu ý sau:

  • Dùng đúng liều, tiêm đúng thời điểm.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, nếu có máy đo đường huyết tại nhà, bạn nên kiểm tra đường huyết vào 4 thời điểm.
  • Khi mới thức giấc: Mức đường huyết nên dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L).
  • Trước khi ăn: Đường huyết nên ở mức 70 – 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L).
  • Khoảng 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10 mmol/L).
  • Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết từ 110 – 150mg/dL (khoảng 6 – 8 mmol/L).
  • Nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết: bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… để kịp thời xử trí.

Hy vọng với những thông tin xoay quanh vấn đề phác đồ điều trị đái tháo đường, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Tuy thực tế việc bạn áp dụng được những thông tin từ phác đồ này không có nhiều, nhưng sẽ là nguồn thông tin hữu ích, cần thiết để giúp bạn biết rằng mình có đang điều trị đúng hướng hay không, từ đó giúp hạn chế tối đa những rủi ro mà căn bệnh này gây ra.

Xem thêm:

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health-news/new-diabetes-recommendations-challenge-old-guidelines#1

https://thongtinthuoc.com/tin_tuc/ada-2018.html

http://www.diabetes.org/newsroom/press-releases/2017/american-diabetes-association-2018-release-standards-of-medical-care-in-diabetes.html