Đái tháo đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng sản khoa nặng nề cho cả mẹ và bé nếu như mẹ bầu không được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện thể thao thường xuyên.
Từ khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, nồng độ đường trong máu của phụ nữ mang thai có xu hướng tăng đột biến, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes). Nếu không được điều trị, đái tháo đường thai kỳ có thể khiến cho ca sinh nở gặp khó khăn, nguy cơ sinh mổ là rất lớn. Hơn nữa sau sinh nở, người mẹ và đứa trẻ sau khi lớn lên có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Nguyên tắc của điều trị đái tháo đường thai kỳ là đường huyết phải kiểm soát ở mức độ an toàn
Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ là kiểm soát lượng đường trong máu mẹ ở mức độ an toàn, đảm bảo cơ thể con phát triển bình thường. Tuy nhiên mức độ này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của cơ thể người mẹ, và sẽ được các bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng.
Sau khi cai sữa hoàn toàn, nếu đường máu vẫn chưa được kiểm soát tốt, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn
Những cách để giảm được lượng đường trong máu mẹ bầu đang được áp dụng rộng rãi là: có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên hoạt động thể chất và tiêm insulin khi cần.
Bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn giúp bạn cách thực hiện một kế hoạch ăn uống lành mạnh với các nguyên liệu là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Việc thực hiện theo chế độ ăn này sẽ giúp giữ đường huyết ổn định trong mức độ an toàn, mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của mẹ và bé.
Người mẹ sẽ được tư vấn nên ăn gì, số lượng bao nhiêu và ăn khi nào là phù hợp, bởi mang thai là một quãng thời gian rất đặc biệt, nếu không kiểm soát tốt, đường máu sẽ tăng cao và mất khả năng kiểm soát. Trong đó, những nguyên tắc căn bản nhất là:
+ Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, chỉ nên ăn 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ/ngày. Ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng lên mất kiểm soát. + Hạn chế lượng tinh bột. Tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose, là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết, nhưng chỉ nên ăn lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn. + Hạn chế hoa quả ngọt, nước hoa quả, nêm đường vào thực phẩm.
Hoạt động thể chất có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết của mình. Các hoạt động thể chất cho người mẹ cần được sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và mẹ. Vận động cũng là cách giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau khi sinh.
Các lưu ý khi hoạt động thể chất:
+ Tham gia hoạt động thể chất mà bạn cảm thấy là phù hợp. Cố gắng tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và đều đặn trong tuần để duy trì được lợi ích sức khỏe toàn diện. + Vận động các vùng cơ bắp lớn trong cơ thể bằng các hoạt động đi bộ nhanh, khiêu vũ, bơi lội, thể dục nhịp điệu. + Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục duy trì các bài tập cường độ cao như nâng tạ hoặc chạy bộ nếu bạn đã luyện tập các môn thể thao này trước khi mang thai. Nhưng cần tránh các hoạt động liên quan đến vùng bụng như bóng rổ hay bóng đá hoặc các môn thể thao có nguy cơ chấn thương cao. + Không tập luyện vùng lưng trong ba tháng đầu tiên bởi các tĩnh mạch ở lưng rất quan trọng trong việc lưu thông máu đến thai nhi.
Xem thêm:
Nhận biết đái tháo đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh
Là biện pháp cuối cùng mà bác sĩ chỉ định khi mẹ bầu không có khả năng kiểm soát đường huyết của mình bằng chế độ ăn và hoạt động thể chất. Insulin là một hormone do tuyến tụy trong cơ thể sản xuất ra có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Tiêm insulin cùng với ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên giúp giảm đường huyết hiệu quả. Insulin không gây tổn hại cho thai nhi.
Insulin là an toàn với thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu
Các chỉ tiêu đường máu mà phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ cần đạt được là khác nhau với từng người khác nhau và cần được các bác sĩ sản khoa tư vấn cụ thể.
Thông thường, các chỉ số an toàn để tham khảo là:
- Trước khi ăn sáng: ≤ 95 mg/dL (5.3 mmol/l) - Một giờ sau ăn: ≤ 140 mg/dL (7.8 mmol/l) - Hai giờ sau ăn: ≤ 120 mg/dL (6.7 mmol/l)
Người mẹ cần kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày và ghi lại kết quả vào sổ theo dõi. Nếu đường máu biến động ở mức cao, người mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng không đáng có do đái tháo đường thai kỳ.
Để giảm các tác hại của đái tháo đường thai kỳ gây ra cho cả mẹ và bé, ngay từ khi mang thai, người mẹ cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động thể dục thể thao để có một thân hình khỏe mạnh và duy trì đường huyết ở mức độ an toàn. Luôn kiểm tra đường huyết định kỳ ba năm mỗi lần để đảm bảo không mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Mẹ bầu cũng cần phải nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh để giúp trẻ có một sức khỏe tốt, phát triển toàn diện và có thể làm giảm nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2.
Theo nguồn: http://www.diabetes.org