Tổng hợp cách điều trị biến chứng tiểu đường - Cập nhật năm 2021

Điều trị biến chứng tiểu đường không quá khó, có rất nhiều giải pháp có thể giúp bạn giảm nhẹ các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những cách điều trị biến chứng tiểu đường hiệu quả, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

Biến chứng tiểu đường có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau.

Biến chứng tiểu đường có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau.

Điều trị biến chứng tiểu đường theo Tây Y

Đối với Tây y, các phương pháp điều trị thường tập trung giải quyết phần “ngọn” triệu chứng và những tổn thương tại chính cơ quan bị biến chứng. Có hai phương pháp chính mà các bác sĩ hay lựa chọn là sử dụng thuốc và can thiệp, phẫu thuật.

Thuốc điều trị biến chứng tiểu đường

Đây là giải pháp được ưu tiên đầu tiên. Mặc dù không giúp chữa khỏi hoàn toàn biến chứng nhưng sử dụng thuốc sẽ giúp giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh tốt hơn.

Các thuốc thường được dùng để chữa biến chứng tiểu đường bao gồm:

- Thuốc giảm mỡ máu nhóm statin hoặc fibrat

- Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển (Captopril, Enalapril…)

- Thuốc ngăn ngừa cục máu đông (aspirin, clopidogrel…)

-  Thuốc giảm đau (ibuprofen, chống trầm cảm ba vòng…)

- Thuốc chống tăng sinh mạch máu VEGF

- Thuốc chẹn beta giúp giảm nhịp tim

- Thuốc lợi tiểu, chẹn kênh calci

- Thuốc kháng sinh chống loét, nhiễm khuẩn.

- Thuốc giãn mạch, cường dương...

Tất cả các thuốc trên đều cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ tác dụng phụ, bạn cần báo cho bác sĩ, không nên tự bỏ thuốc.

Can thiệp hoặc phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật sẽ được áp dụng khi việc sử dụng thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn. Ví dụ, với biến chứng xơ vữa mạch máu, nếu mức độ tắc hẹp trên 70%, các triệu chứng xuất hiện thường xuyên dù đã dùng thuốc, người bệnh sẽ cần can thiệp nong mạch đặt stent, hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Hay khi có biến chứng mắt, bác sĩ sẽ lựa chọn laser quang đông hoặc thay thủy tinh thể.

Tuy nhiên, can thiệp, phẫu thuật không được ưu tiên như việc dùng thuốc. Sau can thiệp, phẫu thuật, nhiều người bệnh vẫn phải dùng thuốc để duy trì hiệu quả điều trị.

Các cách chữa biến chứng tiểu đường Tây y sẽ giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng.

Các cách chữa biến chứng tiểu đường Tây y sẽ giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng.

Thuốc nam hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường

Trước đây, tác dụng của các cây thuốc nam với bệnh tiểu đường (tiêu khát) chỉ được mô tả qua truyền miệng hay những y văn cổ. Nhưng trải qua nhiều thập kỷ, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể, miêu tả chi tiết vai trò của các cây thuốc nam này. Chúng được ví như lớp sơn giúp bảo vệ lòng mạch máu, dọn dẹp các rác thải gây hại, từ đó giúp tăng cao hiệu quả phòng và điều trị biến chứng cho người bệnh tiểu đường.

Trong những cây thuốc nam đó, không thể không kể đến bộ ba Câu kỷ tử, Nhàu và Mạch Môn. Nghiên cứu cho thấy:

- Câu kỷ tử có tác dụng chống oxy hóa, giảm mỡ máu xấu, từ đó ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Thảo dược này còn giúp ức chế men gây tích lũy sorbitol - một trong những hoạt chất chính gây tổn thương thần kinh và mắt ở người bệnh tiểu đường.

- Nhàu giúp giảm đường máu và tăng cường hệ miễn dịch nên giúp làm chậm tiến triển của biến chứng, đặc biệt là giúp các vết thương, vết loét nhanh lành hơn.

- Mạch môn giúp chống viêm, cải thiện biến chứng thận hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, từ đó ổn định đường máu lâu dài.

Tại Việt Nam, nhiều thầy thuốc đã biết kế thừa những tinh hoa y học cổ truyền cùng các tiến bộ của y học hiện đại khi kết hợp bộ ba Câu kỷ tử, Mạch Môn, Nhàu với Alpha lipoic acid (chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ thần kinh). Đây được xem là “công thức vàng” giúp người bệnh tiểu đường hóa giải bài toán mang tên biến chứng tiểu đường một cách toàn diện hơn.

Ra đời dựa trên việc ứng dụng “công thức vàng” kể trên, TPCN Hộ Tạng Đường đã trở thành sản phẩm đầu tiên và duy nhất hiện nay chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường. Không chỉ giúp người bệnh ổn định đường huyết, phòng và cải thiện biến chứng, hơn hết, sử dụng Hộ Tạng Đường sẽ giúp người bệnh có thể an tâm vui sống.

Dưới đây, hãy cùng lắng nghe câu chuyện của những người đã kiểm soát biến chứng thành công để hiểu hơn về sản phẩm này:

Chia sẻ của người bệnh tiểu đường về TPCN Hộ Tạng Đường

Điều trị biến chứng tiểu đường bằng chế độ ăn

Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa biến chứng. Ăn uống còn giúp quá trình điều trị biến chứng tiểu đường của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Ngoài ăn nhiều rau xanh, không ăn nhiều chất bột đường chia nhỏ bữa ăn, tùy theo loại biến chứng, bạn sẽ cần thay đổi chế độ ăn cho phù hợp. Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn cho một số biến chứng thường gặp, bạn có thể tham khảo để áp dụng khi cần.

Chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp, mỡ máu

- Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol “xấu” như mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần.

-  Ăn nhạt, hạn chế sử dụng các gia vị chứa muối và natri (nước mắm, xì dầu, muối, mì chính…).

- Ưu tiên thịt nạc và cá.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa chất xơ hòa tan như các loại đậu, mồng tơi, súp lơ xanh, cà rốt, cam, quýt, táo, bơ...

Chế độ ăn cho người có  biến chứng thận

- Ăn giảm các thực phẩm nhiều muối, kali và photpho (yến mạch, sữa bò, bơ, chuối, khoai tây, phô mai, đậu đen, thực phẩm đóng hộp…)

- Ăn vừa đủ protein: ăn nhiều protein có thể khiến thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Do đó, hãy ăn với mức vừa phải, không quá 0.3 - 0.6g đạm/kg/ngày nếu suy thận và ưu tiên các loại protein ít chất béo xấu như trứng, cá, thịt nạc, sữa đậu nành, đậu nành và đậu phụ.

Chế độ ăn cho người bị gout

- Tránh thức ăn giàu purin, fructose (cá thu, cá cơm, phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, măng tây, chuối, nho khô, bắp cải, thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền, rượu bia, nước ngọt…)

- Ưu tiên các thực phẩm giàu anthocyanins, omega - 3 (cà tím, việt quất, mận, lựu, đào, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, óc chó, tôm…)

Ăn uống lành mạnh cũng giúp giảm nhẹ biến chứng tiểu đường.

Ăn uống lành mạnh cũng giúp giảm nhẹ biến chứng tiểu đường.

Cách tập thể dục giúp cải thiện biến chứng tiểu đường

Khi bị biến chứng, bạn có thể cảm thấy việc tập thể dục trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc duy trì tập thể dục đúng cách sẽ giúp trì hoãn tiến triển của biến chứng. Với các biến chứng như thần kinh ngoại biên, biến chứng tim mạch, tập thể dục còn hỗ trợ giảm tê bì, mệt mỏi và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Để tập thể dục an toàn và hiệu quả, bạn nên áp dụng các lưu ý sau:

- Chọn các bài tập nhẹ nhàng: Đi bộ, bơi lội, đạp xe, làm vườn, yoga… được chứng minh có lợi cho hầu hết các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn đang có vấn đề ở bàn chân (), thay vì đi bộ, bạn nên tập đạp xe tại chỗ để giảm áp lực lên bàn chân. Trường hợp bị suy thận, suy tim, bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra bài tập phù hợp nhất.bàn chân charcot, có vết loét, bị tê bì, đau buốt nặng

- Bắt đầu tập với cường độ thấp sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Khi tập phải mang giày tất thoải mái để tránh tổn thương bàn chân. Bạn cũng nên tránh tập ngoài trời nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

- Duy trì việc tập luyện hàng ngày, không “tập dồn” vào một số ngày.

- Chú ý đường huyết trước và sau khi tập: Nếu đường trong máu thấp hơn 100 mg/dL (5,6 mmol/L), bạn cần ăn nhẹ với trái cây hoặc bánh quy để tránh hạ đường huyết. Trường hợp kết quả trên 250 mg/dl, bạn cần dừng tập và đến bệnh viện kiểm tra lượng ceton trong máu tránh gặp biến chứng nhiễm toan.

- Ngừng tập thể dục nếu cảm thấy đau, hoa mắt, run rẩy hoặc khó thở,...

- Luôn mang theo nước và uống đủ nước khi tập thể dục.

Theo thời gian, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đáng sợ trên khắp cơ thể như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mù lòa hay cắt cụt chi. Những biến chứng này là nguyên nhân chính khiến người bệnh khó có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường. Thế nhưng bằng việc điều trị sớm bằng các giải pháp kể trên, bạn vẫn có thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái và trọn vẹn hơn.

Tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4613319/

http://www.joslin.org/info/exercising-with-diabetes-complications.html

https://www.wikihow.com/Take-Alpha-Lipoic-Acid

https://www.diabetes.co.uk/blog/2015/11/cinnamon-diabetes-7-benefits/

https://www.wikihow.com/Eat-Noni-Fruit

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/managing-other-medical-conditions/eating-for-diabetes-and-heart-health

http://www.diabetesforecast.org/2013/jul/tips-and-recipes-for-kidney-friendly-eating.html