Insulin là một hormone nội sinh do các tế bào beta của đảo tụy sản xuất. Chúng có nhiệm vụ di chuyển glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Chính vì có nhiệm vụ quan trọng như vậy nên khi chất lượng và số lượng insulin do cơ thể tạo ra không đảm bảo, khiến đường huyết tăng cao trong máu, bạn sẽ được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Lúc này bạn có thể cần thiết phải bổ sung insulin ngoại sinh có nguồn gốc động vật hoặc từ người. Tuy nhiên, nếu sử dụng insulin không đúng cách, không những không mang lại hiệu quả kiểm soát đường huyết, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 9 lưu ý cơ bản trong quá trình sử dụng insulin mà bạn cần nắm được.
Insulin khi sử dụng đường uống sẽ bị các men trong dịch tiêu hóa phá hủy, vì vậy hiện nay chúng vẫn được sử dụng theo dạng tiêm. Insulin thường được khuyên tiêm dưới da do phương pháp này làm liều lượng insulin được giải phóng từ từ, hạn chế nguy cơ hạ đường huyết quá mức. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới hiện nay vẫn đang nỗ lực không ngừng với mong muốn có thể bào chế insulin dạng uống hoặc là dạng hít, thuận tiện cho người bệnh khi sử dụng và hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc tại nơi tiêm.
Tiêm insulin là bắt buộc trong điều trị tiểu đường type 1 và type 2 không đáp ứng tốt với thuốc điều trị
Ở Việt Nam, việc tiêm insulin vẫn thường được sử dụng bằng các bơm tiêm thông thường. Mặc dù chúng có giá thành khá rẻ nhưng người bệnh lại khó kiểm soát được liều lượng. Khắc phục được nhược điểm này, bút tiêm insulin đã ra đời, mang lại nhiều sự thuận tiện khi sử dụng. Bạn chỉ cần lắp kim tiêm vào đầu bút tiêm và định liều đã được chia vạch sẵn. Lượng insulin còn thừa có thể được bảo quản tại ngăn mát của tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
Bạn hãy tham khảo sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để giúp tăng hiệu quả điều trị của insulin, giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa và cải thiện biến chứng của tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0904.904.660 để được biết thêm chi tiết.
Thời gian và liều lượng khi tiêm insulin rất quan trọng, tuy nhiên để nhớ được chính xác có lẽ không dễ dàng với nhiều người nhất là đối với người bệnh tiểu đường type 1. Sự ra đời của bơm tiêm insulin giúp giải quyết vấn đề này. Bơm tiêm sẽ được cấy dưới da, đã lập trình sẵn thời gian và liều lượng tiêm insulin trong vòng 24h từ đó góp phần làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết của người bệnh.
Bơm tiêm insulin khiến người bệnh kiểm soát liều lượng và thời gian tiêm dễ dàng
Nên có một liều lượng nhất định insulin trong máu để khi cơ thể cần sử dụng thì đã có sẵn nguồn để huy động. Tùy thuộc vào dạng insulin là tác dụng nhanh, trung bình, kéo dài hay insulin mix (hỗn hợp) mà thời gian tiêm phải theo chỉ định của bác sĩ và khuyến cáo của nhà sản xuất, có thể là trước ăn hoặc sau ăn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc lên kế hoạch cho các bữa ăn trong ngày cũng như chế độ tập luyện để phù hợp với lịch trình tiêm insulin.
Khi tiêm insulin nó có thể gây mẫn đỏ, sưng hoặc ngứa. Các triệu chứng này có thể xuất hiện và biến mất trong vài ngày nhưng nếu chúng xảy ra thường xuyên và nặng hơn bạn cần trao đổi lại với bác sỹ để có hướng xử lý phù hợp.
Insulin được khuyến cáo nên tiêm dưới da ở vùng bụng, đùi, bắp tay, bắp chân… Tuy nhiên bạn không nên tiêm insulin chỉ tại một vị trí nào đó vì nó có thể gây u cục và biến chứng loạn dưỡng mỡ tại nơi tiêm. Chính vì vậy, bạn cần thay đổi vị trí tiêm insulin thường xuyên. Ví dụ bạn có thể tiêm vào bắp chân trước khi ăn sáng và tiêm vào bụng trước khi ăn tối, nhưng ở mỗi lần tiêm vị trí tiêm sẽ cách nhau từ 2 – 3cm. Hoặc bạn có thể quay vòng chỗ tiêm theo chiều kim đồng hồ.
Hoạt động thể chất và các loại thức ăn bạn sử dụng trong ngày không phải bao giờ cũng giống nhau vì vậy giá trị đường huyết của bạn sẽ thay đổi theo từng ngày giờ. Lúc này, việc kiểm soát giá trị đường huyết thường xuyên là rất quan trọng vì chúng sẽ giúp xác định chính xác liều insulin mà bạn cần.
Nên theo dõi nồng độ glucose thường xuyên khi tiêm insulin
Insulin nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng nếu bạn tiêm insulin lúc này sẽ dễ bị đau và kích ứng da. Thay vào đó trước khi sử dụng bạn nên nâng nhiệt độ insulin về nhiệt độ phòng bằng cách dùng tay lăn nhẹ.
Để giảm đau khi tiêm insulin, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tiêm insulin ở nhiệt độ phòng - Thư giãn trước khi tiêm bằng cách xoa bóp nhẹ - Đảm bảo đuổi hết bọt khí trước khi tiêm - Tiêm góc 90° hoặc 45°, có thể kéo nhẹ da ở vùng tiêm. - Đâm kim nhanh chóng qua da - Đợi 10s trước khi rút mũi tiêm, rút dứt khoát để tránh insulin bị trào ngược ra ngoài
Bên cạnh việc tuân thủ tốt quá trình sử dụng insulin, thì một chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị cùng insulin để giúp ổn định giá trị đường huyết bền vững và lâu dài, hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, thần kinh…
Xem thêm:
Theo nguồn:http://healthguides.healthgrades.com/
Danh sách bình luận
Chào bạn,
Trước tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, cách các thuốc khác từ 1 – 2h, duy trì thường xuyên liên tục ít nhất từ 3 – 6 tháng.
Ngoài các thông tin trong bài viết ở trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ tiêm insulin như thế nào cho hợp lý ví dụ cách tiêm, nơi tiêm, thời gian tiêm nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Trước khi tiêm insulin đưa thuốc về nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C để làm ấm)
- Xoa bóp trước vùng da trước khi tiêm
- Sát khuẩn vùng da trước khi tiêm
- Tiến hành đâm kim tiêm một cách nhanh chóng, không chần chừ
- Sau khi tiêm xong rút nhanh kim ra ngoài và thấm bông đã được làm ấm trước đó
- Góc đâm kim tiêm nên chếch một góc 45 độ. và đảm bảo trước khi tiêm bạn đã loại bỏ hết bọt khí ra ngoài.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Thân!